Quan tâm triển khai công tác hỗ trợ phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn
Thời gian qua, tỉnh Sơn La luôn quan tâm triển khai công tác hỗ trợ phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn. Toàn tỉnh đã hình thành được mối liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân tham gia chuỗi từ sản xuất đến chế biến, kinh doanh để sản phẩm sản xuất ra đảm bảo an toàn, tạo lòng tin đối với người tiêu dùng khi sử dụng.

Trong năm 2022, trên địa bàn tỉnh đã thực hiện cấp giấy xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn cho 07 doanh nghiệp, hợp tác xã, nâng tổng số chuỗi (lũy kế) được xác nhận lên 242 chuỗi. Tuy nhiên do tình hình Covid diễn biến phức tạp 02 chuỗi dừng hoạt động, số chuỗi đang duy trì hoạt động 240 chuỗi, trong đó: 34 chuỗi rau an toàn, diện tích 206 ha, sản lượng 8.793 tấn/năm; 154 chuỗi quả an toàn (xoài, nhãn, mận, chanh leo, bơ, cam, bưởi, dâu tây, thanh long...) diện tích 3.411 ha, sản lượng 40.269 tấn/năm; 02 chuỗi cà phê diện tích 66 ha, sản lượng 632 tấn/năm; 09 chuỗi chè diện tích 527 ha, sản lượng 7.515 tấn/năm; 01 chuỗi gạo diện tích 130 ha, sản lượng 1.720 tấn/năm; 04 chuỗi thịt lợn quy mô 36.750 con, sản lượng 4.663 tấn/năm; 01 chuỗi thịt gà an toàn quy mô 6.000 con, sản lượng 9 tấn/năm; 05 chuỗi mật ong an toàn với số lượng 3.990 đàn ong, sản lượng 364 tấn/năm; 28 chuỗi thủy sản nuôi 3.476 lồng bè trên lòng hồ thủy điện Sơn La, sản lượng 3.098 tấn/năm; 01 chuỗi thịt hun khói với sản lượng 1 tấn/năm; 01 chuỗi chế biến nông sản, sản lượng 35 tấn/năm.

anh tin bai

Quan tâm triển khai công tác hỗ trợ phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn

Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 232 cơ sở áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, GlobalGAP còn hiệu lực, cụ thể: 203 cơ sở trồng trọt (rau, củ, cây ăn quả, chè, cà phê) được cấp giấy chứng nhận VietGAP, 02 cơ sở được cấp giấy chứng nhận GlobalGAP với tổng diện tích 3762,5 ha, sản lượng 54.872,3 tấn/năm; 17 cơ sở nuôi thủy sản thương phẩm với quy mô 1.482 lồng nuôi cá và diện tích nuôi 2,1 ha; 10 cơ sở chăn nuôi, trong đó: 02 cơ sở chăn lợn với quy mô 15.000 con, sản lượng 2.000 tấn; 02 cơ sở chăn nuôi gia cầm quy mô 14.500 con, sản lượng 36 tấn/năm; 06 cơ sở nuôi ong mật số lượng 5.395 đàn, sản lượng 149,2 tấn/năm. Đến nay toàn tỉnh có 83 sản phẩm được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP, trong đó: 01 sản phẩm 5 sao, 31 sản phẩm 4 sao và 51 sản phẩm 3 sao.

Toàn tỉnh đã được cấp 241 mã số vùng trồng với diện tích 3.865,45 ha cây ăn quả phục vụ xuất khẩu khẩu, trong đó: Cây nhãn cấp 133 mã với tổng diện tích  1.914,15 ha; cây xoài cấp 99 mã với tổng diện tích 1.406,3 ha; cây chuối cấp 7 mã với tổng diện tích 459 ha; cây thanh long cấp 2 mã với tổng diện tích 86 ha và 33 cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu. Toàn tỉnh có 24 sản phẩm được cấp bảo hộ nhãn hiệu trong đó: 12 sản phẩm quả, cụ thể: 01 chỉ dẫn địa lý (Quả xoài tròn Yên Châu), 11 nhãn hiệu chứng nhận (Cam Phù Yên; Nhãn Sông Mã; Tảo Sơn tra Sơn La; Na Mai Sơn; Bơ Sơn La; Chuối Yên Châu; Mận Sơn La; Chanh leo Sơn La, Nhãn Sơn La; Bơ Mộc Châu; Xoài Sơn La); 05 sản phẩm chè (01 chỉ dẫn địa lý chè: Shan tuyết Mộc Châu; 02 nhãn hiệu chứng nhận: chè Olong Mộc Châu, chè Phong Lải, Thuận Châu; 01 nhãn hiệu tập thế: chè Tà Xùa Bắc Yên; Đăng ký thành công hộ sản phẩm tại Thải Lan: chè Shan tuyết Mộc Châu)', 01 nhãn hiệu chứng nhận rau an toàn Mộc Châu; 01 nhãn hiệu chứng nhận lúa nếp tan Mường Và sốp Cộp; 01 chỉ dẫn địa lý cà phê; 01 nhãn hiệu tập thể sản phẩm khoai sọ Thuận Châu; 02 nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm cá (cá tầm Sơn La, cá Sông Đà Sơn La), 01 nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm chuối Yên Châu.

Như Thuỷ

Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1