Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp
Chuyển đổi số mang ý nghĩa quan trọng với tất cả các ngành trong thời đại 4.0, là xu thế toàn cầu và ngành nông nghiệp cũng không ngoại lệ. Trong năm qua, ngành nông nghiệp của tỉnh Sơn La cũng triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh thực hiện Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Năm 2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La đã cấp 28 giấy xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn nâng tổng số lên 261 chuỗi vượt 11 chuỗi so với kế hoạch phát triển chuỗi của năm 2022 (vượt 9% so với Kế hoạch năm), trong đó: 37 chuỗi rau an toàn, diện tích 230 ha, sản lượng 10.913 tấn/năm; 166 chuỗi quả an toàn (xoài, nhãn, mận, chanh leo, bơ, cam, bưởi, dâu tây, thanh long...) diện tích 3.657 ha, sản lượng 44.720 tấn/năm; 02 chuỗi cà phê diện tích 66 ha, sản lượng 632 tấn/năm; 09 chuỗi chè diện tích 527 ha, sản lượng 7.515 tấn/năm; 02 chuỗi gạo diện tích 130 ha, sản lượng 1.930 tấn/năm; 04 chuỗi thịt lợn quy mô 36.750 con, sản lượng 4.663 tấn/năm; 02 chuỗi thịt gà an toàn quy mô 36.000 con, sản lượng 39 tấn/năm; 06 chuỗi mật ong an toàn với số lượng 3.990 đàn ong, sản lượng 371 tấn/năm; 28 chuỗi thủy sản nuôi 3.476 lồng bè trên lòng hồ thủy điện Sơn La, sản lượng 3.098 tấn/năm; 02 chuỗi thịt hun khói với sản lượng 3 tấn/năm; 02 chuỗi chế biến nông sản, sản lượng 47 tấn/năm; 01 chuỗi chế biến thủy sản, sản lượng 6 tấn/năm.

anh tin bai

Sơn La chú trọng đẩy mạnh chuyển đổi số ngành nông nghiệp

Công tác phát triển sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP tiếp tục được chỉ đạo triển khai, toàn tỉnh hỗ trợ 24 doanh nghiệp, hợp tác xã với tổng diện tích 468 ha, sản lượng 9.126 tấn/năm. Lũy kế đến nay trên địa bàn toàn tỉnh có 145 cơ sở áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, GlobalGAP còn hiệu lực, cụ thể: 132 cơ sở trồng trọt (rau, củ, cây ăn quả, chè, cà phê) với tổng diện tích 2.714,09 ha, sản lượng 43.570,76 tấn/năm; 8 cơ sở nuôi thủy sản thương phẩm với quy mô 413 lồng nuôi cá, sản lượng 194,4 tấn/năm; 05 cơ sở chăn nuôi trong đó: 01 cơ sở nuôi gia cầm với quy mô 33.000 con, sản lượng 30 tấn; 01 cơ sở chăn nuôi lợn quy mô 3000 con, sản lượng 300 tấn/năm; 03 cơ sở nuôi ong mật số lượng 345 đàn, sản lượng 77,5 tấn/năm.

Công tác hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được UBND tỉnh chỉ đạo triển khai đến nay đã có Hợp tác xã Rau an toàn Tự Nhiên, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu được cấp chứng nhận sản xuất rau theo tiêu chuẩn hữu cơ TCVN 11041:2-2017 với diện tích 5 ha, sản lượng 145 tấn/năm. Hợp tác xã Nông nghiệp Quang Huy, xã Quang Huy, huyện Phù Yên được chứng nhận sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ 11041-1:2017; 11041-5:2018 với diện tích 130 ha, sản lượng 1.720 tấn/năm.

Thực hiện từng bước chuyển đổi số trong sản xuất nông sản (rau, quả, chè, cà phê…), thủy sản chủ lực của tỉnh. Số hóa các dữ liệu thuộc ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, nông thôn mới, hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, ứng dụng các thiết bị cảm biến và thiết bị thông minh được kết nối và điều khiển tự động trong suốt quá trình sản xuất nông nghiệp; công nghệ đèn LED sử dụng đồng bộ trong canh tác kỹ thuật cao; canh tác trong nhà kính, nhà lưới, sử dụng công nghệ thủy canh, khí canh; tế bào quang điện; sử dụng người máy (rô bốt) thay cho việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi; sử dụng các thiết bị bay không người lái và các vệ tinh; Ứng dụng công nghệ tài chính phục vụ trong tất cả hoạt động nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, ứng dụng các thiết bị cảm biến và thiết bị thông minh được kết nối và điều khiển tự động trong suốt quá trình sản xuất nông nghiệp.

Công tác phát triển thương hiệu nông sản của tỉnh được chú trọng. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý bảo hộ các sản phẩm nông sản được tỉnh quan tâm triển khai thực hiện, tính đến nay đã có 24 sản phẩm được cấp bảo hộ nhãn hiệu trong đó: 12 sản phẩm quả, cụ thể: 01 chỉ dẫn địa lý (Quả xoài tròn Yên Châu), 11 nhãn hiệu chứng nhận (Cam Phù Yên; Nhãn Sông Mã; Táo Sơn tra Sơn La; Na Mai Sơn; Bơ Sơn La; Chuối Yên Châu; Mận Sơn La; Chanh leo Sơn La, Nhãn Sơn La; Bơ Mộc Châu; Xoài Sơn La ); 05 sản phẩm chè (01 ch ỉ dân địa lỷ ch è: Shan tuyết Mộc Châu; 02 nhãn hiệu chứng nhận: chè Olong Mộc Châu, chè Phổng Lái; 01 nhãn hiệu tập thế: chè Tà Xùa Bắc Yên; Đăng ký thành công hộ sản phẩm tại Thái Lan: chè Shan tuyết Mộc Châu); 01 nhãn hiệu chứng nhận rau an toàn Mộc Châu; 01 nhãn hiệu chứng nhận lúa nếp tan Mường Và; 01 chỉ dẫn địa lý cà phê; 01 nhãn hiệu tập thể sản phẩm khoai sọ Thuận Châu; 02 nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm cá (cá tầm Sơn La, cá Sông Đà Sơn La); 01 nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm chuối Yên Châu.

Bên cạnh đó chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói xuất khẩu. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật xây dựng cơ sở dữ liệu về mã số vùng trồng trên toàn tỉnh đối với 241 mã số vùng trồng và 37 cơ sở đóng gói. Trên cơ sở dữ liệu cung cấp đầy đủ thông tin về diện tích, sản sản lượng, thời gian thu hoạch thị trường xuất khẩu của từng mã số vùng trồng. Qua đó đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm, cung cấp thông tin đầy đủ cho các cá nhân, doanh nghiệp trong xuất khẩu nông sản của tỉnh. Triển khai ứng dụng nhật ký điện tử, cấp tài khoản nhật ký điện tử Farm Diary cho 161 vùng trồng sử dụng để cập nhật thông tin về tình hình sản xuất tại vùng trồng. Thực hiện cấp mã số vùng trồng trên hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia về trồng trọt, các bước đăng ký cấp, cập nhật thông tin cho các tổ chức, cá nhân đều được thực hiện qua hình thức trực tuyến.

Như Thuỷ

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1