Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
Ngày 21/6/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2021/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Nghị định quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực: giáo dục đào tạo; giáo dục nghề nghiệp; y tế - dân số; văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin và tuyên truyền; khoa học và công nghệ; các hoạt động kinh tế và lĩnh vực khác. Áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của phát luật...; Đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Đài Truyền hình Việt Nam...; Đơn vị sự nghiệp công thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Đơn vị sự nghiệp công được thành lập theo hiệp định và cam kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ các nước hoặc tổ chức quốc tế...

Theo đó, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi thường xuyên giao tự chủ, phần chêch lệch thu lớn chi hoạt động thường xuyên giao tự chủ (nếu có), đơn vị tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên được trích tối thiểu 20% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và trích lập tối đa không quá 2,5 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm vào Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi...

Bên cạnh đó, lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước như sau: Đến năm 2021, cơ bản hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công, trường hợp do khó khăn khách quan cần xây dựng lộ trình khác, các Bộ, cơ quan Trung ương, UBND cấp tỉnh trình Chính phủ xem xét, quyết định; Đối với giá dịch vụ sự nghiệp công đang được Nhà nước đặt hàng theo giá tính đủ chi phí thì tiếp tục thực hiện theo giá tính đủ chi phí.

Ngoài ra, khi Nhà nước điều chỉnh chính sách tiền lương, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên nguồn ngân sách tăng thêm hàng năm và sắp xếp từ nguồn dự toán ngân sách Nhà nước được giao để thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Ngân sách Nhà nước chỉ cấp bổ sung sau khi đơn vị sử dụng hết nguồn trích lập cải cách tiền lương.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/8/2021 và làm hết hiệu lực Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015; Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016; Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016; Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2021./.

Chi tiết văn bản xem tại đây:


Nguyên Anh (TH)

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1