Phát triển cây ăn quả góp phần giải quyết việc làm và phát triển kinh tế địa phương
Để góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt và thúc đẩy sản xuất nguyên liệu quả đáp ứng các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt hoặc các tiêu chuẩn tương đương, phục vụ cơ sở, nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh từ năm 2015 tỉnh Sơn La đã  chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển nông nghiệp tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh đã hình thành hệ thống cơ sở bảo quản, chế biến quả có công nghệ, thiết bị chế biến ngày càng hiện đại.

Đầu nhiệm kỳ 2015 - 2020, tỉnh Sơn La còn gặp nhiều khó khăn kinh tế phát triển chưa bền vững, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu; tỷ lệ hộ nghèo còn cao (năm 2015 là 33,44%) đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là đất có độ dốc lớn, canh tác cây hàng năm là chủ yếu (ngô, sắn, lúa nương), hiệu quả về kinh tế và môi trường còn thấp; sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, chưa hình thành vùng sản xuất tập trung, các nguồn lực đầu tư còn hạn chế, hạ tầng phục vụ cho sản xuất, cơ sở chế biến nông sản còn yếu, thiếu; nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển nông nghiệp còn hạn chế, tiêu thụ nông sản không ổn định, chưa có kinh nghiệm xây dựng thương hiệu và chuỗi sản phẩm an toàn. Diện tích cây ăn quả là 23.602 ha; sản lượng đạt 101.289 tấn; giá trị sản xuất theo giá so sánh năm 2010 đạt 632,441 tỷ đồng, chiếm 9,5% tổng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt. Một số cây ăn quả chính có giá trị hàng hóa lớn và đã hình thành các vùng sản xuất tập trung như nhãn Sông Mã; xoài Yên Châu, mận hậu Mộc Châu….

Để góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt và thúc đẩy sản xuất nguyên liệu quả đáp ứng các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt hoặc các tiêu chuẩn tương đương, phục vụ cơ sở, nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh. vị thế, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm quả của tỉnh được nâng lên trên thị trường trong và ngoài nước. Tỉnh Sơn La đã đưa giống cây ăn quả mới cho năng suất, chất lượng cao; áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt. Dẫn đến xuất hiện nhiều mô hình sản xuất quả cho thu nhập cao. Thúc đẩy phát triển kinh tế ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. Vùng kinh tế dọc sông đà, cao và biên giới (Mường La, Quỳnh Nhai, Phù Yên, Bắc Yên, Sông Mã, Sốp Cộp, Vân Hồ) là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh, có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây ăn quả tập trung, quy mô lớn. Tổng diện tích cây ăn quả: 29.008 ha, bằng 36,8% tổng diện tích cây ăn quả toàn tỉnh, tăng 115,5% so với năm 2016. Có 231 doanh nghiệp, hợp tác xã trồng cây ăn quả tại khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II), đặc biệt khó khăn (khu vực III), chiếm 76,7% tổng số doanh nghiệp hợp tác xã trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh với diện tích trồng cây ăn quả trên 4.500 ha, sử dụng trên 3.500 lao động.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành hệ thống cơ sở bảo quản, chế biến quả có công nghệ, thiết bị chế biến ngày càng hiện đại. Trên địa bàn tỉnh có gần 500 cơ sở sơ chế, chế biến quả (chủ yếu là quả nhãn, mận, xoài) quy mô nhỏ của các hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp. Thúc đẩy một số ngành phát triển như nuôi ong lấy mật từ hoa của một số loại quả; phế phụ phẩm từ quả có thể dùng làm thức ăn cho chăn nuôi và nguyên liệu đầu vào cho chế biến một số loại dược phẩm. Cùng với đó giải quyết được việc làm, thu nhập cho người nông dân thông qua việc thu hút được 03 nhà máy chế biến quả lớn và các cơ sở chế biến quả quy mô nhỏ, vừa trên địa bàn tỉnh gắn với phát triển vùng nguyên liệu tại các huyện, thành phố. Thông qua phát triển hợp tác xã sản xuất, chế biến quả đã góp phần thực hiện thắng lợi tiêu chí 13 về Tổ chức sản xuất của Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, giải quyết cho gần 5.000 lao động có việc làm, thu nhập ổn định.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển nông nghiệp tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 trong đó xây dựng "Đề án về phát triển Công nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030" và "Đề án Phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". Trong đó xác định xây dựng Sơn La trở thành trung tâm chế biến nông sản khu vực Tây Bắc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025.

 

 

Diệp Hương

Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1