Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ góp phần giảm phát thải khí nhà kính
Nghiên cứu ứng dụng sản xuất chế phẩm sinh học xử lý phế thải trong sản xuất nông nghiệp từ rơm rạ, vỏ cà phê làm phân bón hữu cơ tại tỉnh Sơn La, ứng dụng công nghệ vi sinh xử lý chất thải chăn nuôi bò, lợn thành phân hữu cơ và nhiều nhiệm vụ khoa học và công nghệ góp phần giảm phát thải khí nhà kính, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng tự nhiên nhằm gia tăng hấp thu khí thải nhà kính đang được triển khai ở Sơn La.

 

Các nghiên cứu ứng dụng chế biến lõi ngô, bã mía và vỏ chanh leo làm thức ăn cho bò sữa tại Sơn La; xây dựng mô hình ứng dụng tổng hợp các tiến bộ kỹ thuật nhằm sản xuất cà phê chè bền vững tại tỉnh Sơn La. Đã xây dựng các quy trình kỹ thuật xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp thành phần hữu cơ hoặc thành thức ăn chăn nuôi góp phần hạn chế việc đốt phụ phẩm nông nghiệp trên đồng ruộng là một trong những nguyên nhân gây phát thải khí nhà kính. Các nhiệm vụ KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp đã tổ chức ứng dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến trong đó sử dụng phân bón, thuốc BVTV hợp lý cân đối, hạn chế sử dụng đạm vô có góp phần giảm phát thải khí nhà kính như việc triển khai mô hình trồng rau, trồng cây ăn quả theo hướng hữu cơ. Việc triển khai xây dựng mô hình nhân nuôi ong mật (Apis cerana) nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với vườn rừng và bảo tồn đa dạng sinh học ở huyện Sốp Cộp tạo thêm thu nhập, công ăn việc làm cho bà con nông dân vùng đặc biệt khó khăn đồng thời hạn chế việc chặt phá cây rừng góp phần duy trì môi trường sinh thái tự nhiên và sự đa dạng sinh học. Việc triển khai dự án nông thôn miền núi: Ứng dụng khoa học và công nghệ để nhân giống, trồng rừng thâm canh Thông caribe (Pinus caribaea Morelet) cung cấp gỗ lớn tại tỉnh Sơn La, dự kiến sẽ xây dựng mô hình 100 ha rừng thâm canh thông caribe để cung cấp gỗ lớn nâng cao hiệu 3 quả kinh tế rừng đồng thời góp phân hấp thu khí thải nhà kính (hiện nay đã trồng 50 ha). Việc triển khai đề tài đánh giá thực trạng công tác quản lý rừng cộng đồng, đề xuất các biện pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La. Khi đề tài kết thúc, được ứng dụng sẽ góp phần quản lý, bảo vệ tốt rừng cộng đồng nâng cao chất lượng rừng và nâng cao độ che phủ của rừng, chất lượng rừng được cải thiện góp phần nâng cao giá trị phòng hộ môi trường sinh thái đặc biệt phòng hộ đầu nguồn, hạn chế xói mòn, lũ lụt, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ các hệ sinh thái rừng cho tỉnh Sơn La. 

Diệp Hương

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1