Hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng
Trong những năm qua việc triển khai thực hiện Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 22/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2025” được tỉnh Sơn La tập trung triển khai có hiệu quả.

Thực hiện Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 22/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2025”, UBND tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền về cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động khoáng sản, chuyển giao công nghệ, đổi mới và hiện đại hóa công nghệ; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh đổi mới, áp dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiệu quả, hạn chế ảnh hưởng tới môi trường; chú trọng hoàn thiện công nghệ chế biến khoáng sản hiện có nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao mức thu hồi các thành phần chính và thu hồi các thành phần có ích đi kèm, sử dụng tổng hợp và tiết kiệm tài nguyên, khoáng sản. Tích cực kêu gọi, thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước có công nghệ, thiết bị hiện đại đầu tư khai thác, chế biến các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 22/022017 của Thủ tướng Chính phủ, hàng năm UBND tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị có liên quan hướng dẫn các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đề xuất các nhiệm vụ nghiên cứu lựa chọn công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả khai thác, chế biến; nâng cao tỷ lệ thu hồi, giảm tổn thất tài nguyên khoáng sản trong quá trình khai thác và chế biến khoáng sản; nâng cao mức độ an toàn lao động, đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ năm 2017 đến nay trên địa bàn tỉnh Sơn La chưa có tổ chức, cá nhân đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan đến hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản.

Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản đã được các doanh nghiệp đầu tư cơ bản đáp ứng về công nghệ cơ giới hóa, mức độ tiên tiến từ trung bình đến cao, ít gây ô nhiễm môi trường; các dây chuyền sử dụng công nghệ lạc hậu đã từng bước được loại bỏ. Đối với các dự án khai thác khoáng sản mới, trong quá trình thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, các sở, ngành đã yêu cầu chủ đầu tư dự án phải đầu tư dây chuyền thiết bị khai thác hiện đại, các công nghệ tiên tiến, ít ô nhiễm môi trường.

Các đơn vị khai thác khoáng sản đã cơ bản chuyển đổi từ công nghệ, phương pháp nổ mìn đốt, nổ mìn điện tức thời sang phương pháp nổ mìn tiến tiến, hiện đại như: Nổ mìn vi sai điện, vi sai phi điện,... góp phần tăng hiệu quả, giảm được chỉ tiêu thuốc nổ; mạng lưới lỗ khoan được mở rộng, giảm rung chấn và đảm bảo an toàn cho người lao động, môi trường; công tác bốc xúc, vận tải được cơ giới hóa và thay thế những thiết bị xúc bốc, vận chuyển, chế biến cũ, công suất thấp, phát sinh nhiều khí thải bằng những thiết bị mới như: Sử dụng máy xúc thủy lực gầu ngược, kết hợp với ô tô tự đổ phù hợp với điều kiện của mỏ, áp dụng hệ thống vận tải bằng băng tải, trục tải... qua đó giảm tối đa lao động thủ công.

Các đơn vị hoạt động khai thác khoáng sản đã tổ chức sắp xếp lao động phù hợp với điều kiện cụ thể của từng mỏ; người lao động được tập huấn, hướng dẫn nâng cao nhận thức pháp luật về quản lý hoạt động khoáng sản. Cán bộ quản lý, công nhân mỏ từng bước được đào tạo nâng cao tay nghề đảm bảo các điều kiện tham gia hoạt động khai thác khoáng sản.

Công nghệ chế biến được quan tâm đầu tư ngày càng tiên tiến; cơ giới hóa ở mức cao nhất trong điều kiện cho phép, giảm lao động thủ công, nâng cao năng suất, thu hồi tối đa các khoáng sản có ích; hạn chế sử dụng các loại hóa chất tuyển độc hại, gây ô nhiễm môi trường.

Trong giai đoạn từ năm 2017 đến nay, UBND tỉnh Sơn La đã cấp 24 giấy phép thăm dò khoáng sản, trong đó: 02 giấy phép thăm dò khoáng sản than; 01 giấy phép thăm dò khoáng sản thạch anh; 21 giấy phép thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; cấp 37 giấy phép thăm dò khoáng sản, trong đó: 02 giấy phép khai thác khoáng sản đồng; 01 giấy phép khai thác khoáng sản than; 01 giấy phép khai thác khoáng sản quặng sắt; 01 giấy phép khai thác khoáng sản thạch anh; 32 giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

Thời gian tới tỉnh Sơn La sẽ tiếp tục: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đổi mới, áp dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại, ít gây ô nhiễm môi trường và hiện đại hóa công nghệ khai thác, chế biến, bốc xếp, vận chuyển khoáng sản; Từng bước thay thế các công nghệ, thiết bị lạc hậu trong khoan, nổ mìn, làm tơi, phá vỡ đất đá và khoáng sản trong hoạt động khai thác khoáng sản bằng công nghệ, thiết bị máy móc tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và bảo vệ môi trường. Khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước có năng lực, công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại vào đầu tư khai thác, chế biến các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh; ứng dụng khoa học và công nghệ tiến tiến, đổi mới và hiện đại hóa công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao tỷ lệ thu hồi, giảm tổn thất tài nguyên khoáng sản, đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường.

Như Thuỷ

 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1