Tập trung cải thiện nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2022
Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, của người dân và doanh nghiệp, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Sơn La năm 2021 đã được cải thiện ở cả xếp hạng và điểm số. Song điều tra PCI cho thấy cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục kỳ vọng chính quyền các cấp cần có những cải cách mạnh mẽ và thực chất trên nhiều khía cạnh của môi trường kinh doanh. Để nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2022 và các năm tiếp theo, UBND tỉnh Sơn La yêu cầu các cấp, các ngành triển khai thực hiện các nhiệm vụ giải pháp cụ thể nhằm cải thiện vị trí xếp hạng và tiến tới tăng dần từng chi tiêu, chỉ số thành phần.

Biểu đồ: Xếp hạng PCI của Sơn La từ năm 2006 – 2021.

Để cải thiện vị trí xếp hạng và tiến tới tăng dần từng chi tiêu, chỉ số thành phần, UBND tỉnh  yêu cầu các cấp, các ngành tập trung cao, quyết liệt thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trong việc thực hiện Kế hoạch hành động số 33/KH-UBND ngày 27/01/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022.

Các sở, ban ngành, các huyện, thành phố tăng cường hỗ trợ, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, bình đẳng, minh bạch. Các ngành, các địa phương tiếp tục phát huy vai trò tham mưu cho UBND tỉnh trong việc nắm bắt và xử lý các vấn đề chính sách, tích cực trong việc xử lý các vướng mắc của doanh nghiệp. Nâng cao vai trò của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh trong hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, thực hiện vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp với chính quyền, tạo điều kiện để Hiệp hội tham gia thực hiện, phản biện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính; nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm phục vụ Hành chính công của tỉnh, Trung tâm xúc tiến đầu tư; tăng cường công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, các địa phương và đơn vị trong tỉnh trong việc giải quyết các TTHC cho người dân và doanh nghiệp.

Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND huyện, thành phố có trách nhiệm triển khai đồng bộ các giải pháp và công khai các kiến nghị và quá trình giải quyết kiến nghị của nhà đầu tư, doanh nghiệp trên các Cổng thông tin điện tử của sở, ngành và địa phương, theo dõi tổng hợp và phục vụ công tác đánh giá kết quả thực hiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện và cấp sở ngành (DDCI), góp phần cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022.

Các Sở, ban, ngành, các huyện, thành phố chủ động, tích cực vào cuộc đồng hành, hỗ trợ cùng cộng đồng doanh nghiệp. Thường xuyên lắng nghe và tham vấn ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là trong quá trình xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện chính sách pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, phát triển kinh tế địa phương. Các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền của tỉnh liên quan đến đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp khi ban hành đều được lấy ý kiến tham gia của cộng đồng doanh nghiệp.

Tiến hành triển khai đồng bộ, có hiệu quả công tác truyền thông trong giáo dục nghề nghiệp, gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch đã được duyệt; đẩy mạnh hoạt động giáo dục nghề nghiệp đảm bảo cơ cấu ngành, nghề đào tạo hợp lý; tranh thủ các nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước, từ các công ty, doanh nghiệp và các cá nhân có điều kiện để cùng phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đủ điều kiện, năng lực đào tạo nghề nghiệp cho người lao động theo nhu cầu và theo hướng tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Thủ trưởng các sở, ngành thuộc UBND tỉnh; UBND huyện/thành phố và các ngành thuộc ngành dọc Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Thanh tra tỉnh trong việc xây dựng Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, phối hợp xử lý các tình huống khi có sự chồng chéo (nếu có) trong hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp hàng năm để hạn chế việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra trên địa bàn của tỉnh, đảm bảo nguyên tắc một năm chỉ thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch không quá một lần đối với doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc.

Từng sở, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể để cải thiện từng chỉ số thành phần PCI và Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện và sở, ngành (DDCI) gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình.

Lê Hồng

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1