Hiệu quả từ các chính sách an sinh xã hội
Trong những năm qua, công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn tỉnh và sự vào cuộc cả hệ thống chính trị trên địa bàn, việc thực hiện những chỉ tiêu có liên quan đến các lĩnh vực trụ cột của an sinh xã hội như: Tỷ lệ lao động có việc làm, tỷ lệ lao động qua đào tạo, mức độ bao phủ bảo hiểm y tế, giảm tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ người dân được tiếp cận với nước sạch, nước hợp vệ sinh, tỷ lệ phổ cập giáo dục... cơ bản đều đạt chỉ tiêu mà Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, XIV đã đề ra.

 

Các chế độ trợ cấp với người có công và thân nhân của người có công với cách mạng được thực hiện đầy đủ, chính xác kịp thời và đúng quy định.Thực hiện công tác chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng đầy đủ cho trên 3 nghìn người có công và thân nhân của họ với tổng số tiền chi trả trên 7 tỷ đồng/tháng. Xây dựng, sửa chữa, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ, nhà bia tưởng niệm đối với 17 công trình ghi công liệt sĩ và 107 nhà bia ghi tên liệt sĩ tại các xã, thị trấn thể hiện sự tri ân đối với các anh hùng liệt sĩ. Hỗ trợ 3.005 người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 15/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với tổng kinh phí.

Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành nghị quyết về Chương trình việc làm hàng năm; trong đó: từ năm 2012 đến nay đã giải quyết việc làm, chuyển đổi việc làm, việc làm tăng thêm thu nhập cho 211.932 lao động, trong đó: Giai đoạn 2011-2015 là 68.897 lao động; giai đoạn 2016 -2020 cho 108.535 lao động, đạt 127,6% chỉ tiêu kế hoạch 5 năm, tăng khoảng 28% so với giai đoạn 2011-2015; từ 2021 đến nay là 34.500 lao động. Tư vấn giới thiệu việc làm: Giai đoạn 2016-2020 đã kết nối việc làm cho 2.301 lao động đi làm việc ở các khu công nghiệp trong nước; có 553 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, tập trung chủ yếu ở các nước như: Đài Loan, Malayxia, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 30% năm 2012 lên 36% năm 2015, năm 2020 đạt 55% và đến năm 2021 đạt 57%, trong đó được cấp văn bằng, chứng chỉ 22%. Kết quả, từ năm 2012 đến nay toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 159.458 người.

Công tác cho vay vốn, giải quyết việc làm, hỗ trợ sản xuất đối với người dân được triển khai kịp thời, đã giải ngân cho vay 639.520 triệu đồng, với 13.052 dự án tạo việc làm cho 24.579 lao động, trong đó: giai đoạn 2012-2015 cho vay 168.675 triệu đồng, với 1.722 dự án tạo việc làm cho 11.793 lao động; giai đoạn 2016-2020 cho vay 334.494 triệu đồng với 8.512 dự án tạo việc làm cho 9.720 lao động; từ năm 2021 đến nay cho vay 136.351 triệu đồng với 2.818 dự án tạo việc làm cho 3.066 lao động.

Đến nay, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm từ 4,3% năm 2011 xuống còn 4,1% năm 2015, 3,8% năm 2020 và 3,77% năm 2021. Tỷ lệ lao động ngành nông, lâm, ngư nghiệp năm 2011 là 77,17%, đến năm 2015 giảm còn 74,2%, đến năm 2020 còn 68,7% và đến cuối năm 2021 giảm còn 66,86%.

Trong giai đoạn 2012-2020, đã thực hiện hỗ trợ cho hơn 120.000 lượt hộ về giống cây trồng, vật nuôi, vật tư; hỗ trợ xây dựng các mô hình chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản với sự tham gia của hơn 1.200 hộ; hỗ trợ khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang cho hơn 2.000 hộ; hỗ trợ bảo vệ, chăm sóc và trồng 1.339 ha rừng sản xuất; tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hàng vạn người dân... Đã có hơn 122.000 lao động được đào tạo nghề; các học viên được cấp chứng chỉ sau khi kết thúc khóa học. Cùng với nguồn vốn từ Chương trình việc làm hàng năm, các huyện, thành phố đã giải quyết việc làm cho hơn 185.000 lao động; Quỹ quốc gia giải quyết việc làm đã giải ngân hơn 470.000 triệu đồng, cho 9.156 dự án (sản xuất, kinh doanh), tạo việc làm cho trên 23.000 lao động.

Đến cuối năm 2021, tỉnh Sơn La đã có 54 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 02 huyện thoát nghèo (Phù Yên, Quỳnh Nhai); có 35 xã, 91 bản thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn. Có 197/204 xã, phường, thị trấn (chiếm tỷ lệ 96,57%) có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Giao thông-Vận tải; 97,5% số hộ trên địa bàn được sử dụng điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất; 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%; tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đến hết năm 2021 giảm còn 15,1%.

Bên cạnh đó, đã kịp thời giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội cho 177.557 lượt người lượt người, trong đó: hưởng bảo hiểm xã hội  hàng tháng là 13.129 lượt người, hưởng trợ cấp một lần là 14.812 lượt người, hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe là 139.505 người, hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ học nghề là 10.111 người, với tổng số tiền chi trả là 17,14 ngàn tỷ đồng. Năm 2021 bảo hiểm xã hội tỉnh đã chi trả trợ cấp bảo hiểm xã hội  cho 17.108 lượt người với số tiền 2.834 tỷ, dự kiến năm 2022 chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội  cho khoảng 20.980 lượt người với số tiền 2.183 tỷ đồng.

Toàn tỉnh đang có 40.903 đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp thường xuyên hàng tháng tại cộng đồng. 100% đối tượng bảo trợ xã hội đều được cấp thẻ Bảo hiểm y tế theo quy định; khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng đầy đủ, kịp thời. Tổng kinh phí để thực hiện chi trả trợ cấp hàng tháng, mua thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ mai táng phí trong giai đoạn 2012 - 2021 triệu hơn 1.666 tỷ đồng. Đã hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại bởi thiên tai, rủi ro bất khả kháng với tổng số kinh phí hỗ trợ hơn 55,7 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh đã hỗ trợ lương thực cho 251.414 nhân khẩu có nguy cơ thiếu đói trong các dịp tết, giáp hạt với tổng khối lượng hỗ trợ là 3.324,24 tấn gạo.

Như Thuỷ

 

Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1