Phát triển các mô hình sản xuất gắn với chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao
Tỉnh Sơn La có điều kiện tự nhiên đa dạng, có lợi thế phát triển các loại nông sản, thủy sản và đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao mang tính đặc trưng của địa phương.

 

Trong những năm qua, nhiều  hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đầu tư vốn sản xuất, kinh doanh, mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ, góp phần xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng và phát triển bền vững ở nông thôn. Các hợp tác xã thực sự là cầu nối liên kết giữa doanh nghiệp với các hộ nông dân trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Hình thức liên kết có thể là một khâu hoặc nhiều khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm. Liên doanh, liên kết với các nhà máy lớn trên địa bàn tỉnh để sản xuất, chế biến các sản phẩm nông sản của tỉnh: Nhà máy chế biến quả của Tập đoàn TH, Nhà máy chế biến cà phê Phúc Sinh, Nhà máy rau, gia vị Hàn Quốc, Nhà máy chế biến Chanh leo của Công ty Nafoods, Công ty Thực phẩm Đồng Giao và Trung tâm chế biến rau quả Doveco Sơn La. Tập trung quy trình sản xuất đảm bảo an toàn, nông sản sạch, theo hướng hữu cơ, đạt tiêu chuẩn VetGAP, GlobalGap..., tem nhãn, bao bì, đóng gói, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm.

Lãnh đạo tỉnh Sơn La cùng đoàn công tác tỉnh Sóc Trăng tham quan vườn mận sản xuất theo hướng hữu cơ tại Mộc Châu

Bên cạnh đó, tập trung xây dựng các mô hình thế mạnh gắn với hợp tác xã trên địa bàn tỉnh như: Mô hình chuyển đổi cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trên địa bàn tỉnh; có 25/83 sản phẩm chế biến từ quả đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên, có 152/235 chuỗi quả an toàn, tiêu biểu như: Mô hình trồng Na, Thanh long, Bưởi, Nhãn, Xoài huyện Mai Sơn (hợp tác xã  nông nghiệp Ngọc Hoàng, hợp tác xã Thanh Sơn, hợp tác xã  Ngọc Lan, hợp tác xã  Nhãn Chín muộn, hợp tác xã  Mé Lếch, hợp tác xã  Xây dựng và Nông nghiệp Bảo Khánh..); mô hình trồng Hồng Giòn, Cam, Mận Huyện Mộc Châu (hợp tác xã Nông nghiệp Quyết Thanh, hợp tác xã  Nông sản sạch Mộc Châu, hợp tác xã Cam bản Ôn…).

Hình thành các mô hình trồng rau an toàn tại các địa phương. Các hợp tác xã đã tập trung ứng dụng các giống rau có khả năng chống chịu sâu bệnh, cho năng suất, chất lượng cao; Công nghệ tưới tiết kiệm nước, bón phân; Nhà lưới, nhà kính, nhà màng giải quyết được nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân, được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGap, mở rộng thị trường ở các siêu thị thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, xây dựng vùng nguyên liệu cung cấp rau cho nhà máy rau gia vị Hàn Quốc trên địa bàn tỉnh; có 32/235 chuỗi rau, tiêu biểu: hợp tác xã  nông nghiệp Chiềng Phú, hợp tác xã  Thanh Sơn huyện Yên Châu; hợp tác xã Tiên Sơn, hợp tác xã Thống Nhất, huyện Mai Sơn; hợp tác xã An Tâm, hợp tác xã  rau an toàn Ta Niết, hợp tác xã rau an toàn Tự nhiên, hợp tác xã Dũng Tiến huyện Mộc Châu, hợp tác xã Rau an toàn, …

Triển khai thực hiện tuyên truyền và ứng dụng sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ cho các hợp tác xã trên địa bàn các huyện, thành phố đối với các lĩnh vực trồng cây ăn quả (Bưởi, cam, nhãn, xoài, thanh long, chanh leo, na), sản xuất rau, chè, chăn nuôi theo hướng hữu cơ; khuyến khích và nhân rộng mô hình ủ phân hữu cơ tổng hợp phục vụ sản xuất kinh doanh. 

 

Như Thuỷ

Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1