Mai Sơn phát triển hợp tác xã
Trong những năm qua, Huyện Mai Sơn chú trọng phát triển kinh tế tập thể mà chủ yếu là hình thức hợp tác xã. Các hợp tác xã đã từng bước ổn định và phát triển cả về số lượng, cơ cấu, chất lượng hoạt động; các hợp tác xã đã chủ động thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá và giới thiệu sản phẩm, xây dựng sản phẩm OCOP, kết quả này đã góp phần quan trọng vào tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

 

Ban Thường vụ huyện ủy chỉ đạo UBND huyện giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị phụ trách theo lĩnh vực chuyên môn xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế tập thể hàng năm, giai đoạn, tạo điều kiện cho việc thành lập mới, chuyển đổi, đăng ký lại theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012. Hàng năm các hợp tác xã được theo dõi, cập nhật và tổng hợp, đánh giá tình hình, kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cùng với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, kịp thời xem xét, giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vước mắc, kiến nghị của các hợp tác xã. Tập trung chỉ đạo nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong nhiệm vụ quản lý kinh tế tập thể. Đưa chỉ tiêu về phát triển kinh tế tập thể vào kế hoạch kinh tế- xã hội hàng năm của huyện.

Đến ngày 30/8/2021, trên địa bàn huyện có tổng số 139 hợp tác xã và 01 liên hiệp hợp tác xã. Tổng số thành viên của các hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã là 6.503 thành viên, tăng 6.343 thành viên so với năm 2001; số lượng thành viên quản lý của hợp tác xã 424 thành viên, trong đó: 15 người có trình độ đại học; 29 người có trình độ cao đẳng và trung cấp; 380 người cán bộ quản lý được qua đào tạo, bồi dưỡng do Liên minh hợp tác xã tỉnh tổ chức tập huấn. Tổng số lao động làm việc trong các Hợp tác xã khoảng 1.668 lao động.

Hằng năm, UBND huyện phối hợp với Liên minh hợp tác xã tỉnh và các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn cho Ban quản lý 72 hợp tác xã, trên 300 thành viên tham gia về Luật hợp tác xã năm 2012; tổ chức cho xã viên của một số hợp tác xã tham quan mô hình để trao đổi học tập kinh nghiệm trong sản xuất; hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho các hợp tác xã; hỗ trợ ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ cao; hỗ trợ các chính sách tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã. Khuyến khích phát triển hợp tác xã trên tất cả các ngành nghề, lĩnh vực của nền kinh tế. Tạo điều kiện thuận lợi, ưu tiên phát triển hợp tác xã hoạt động sản xuất kinh doanh hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến tiêu thụ sản phẩm; hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; hợp tác xã hoạt động trên địa bàn khó khăn; hợp tác xã tận dụng tốt nguồn lực, ưu thế của địa phương, đặc biệt là quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hoạt động của các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.

Một số hợp tác xã bước đầu đã phát huy vai trò tiên phong, tham gia định hướng sản xuất, cung ứng đầu vào, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ vốn, cho đến tiêu thụ sản phẩm cho nông dân; đặc biệt các hợp tác xã đã chủ động thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá và giới thiệu sản phẩm, xây dựng sản phẩm OCOP, kết quả này đã góp phần quan trọng vào tái cơ cu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Hợp tác xã nông nghiệp đã thể hiện được vai trò trong hướng dn các hộ xã viên, thành viên chuyn giao tiến bộ kthuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và tổ chức các dịch vụ phục vụ sản xut, đời sng của các xã viên, thành viên.

Như Thủy

 

Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1