Chiến lược, định hướng phát triển

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2023

          I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

          1. Mục đích

          1. Tiếp tục quán triệt chủ trương của Đảng về phát triển KH&CN, xác định KH&CN là quốc sách hàng đầu; từng bước đưa KH&CN trở thành động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH); Phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025.

Phát triển mạnh mẽ KH&CN và ĐMST (khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo), lấy KH&CN và ĐMST là động lực quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, Đổi mới đầu tư và phát triển KH&CN. Ưu tiên đầu tư lĩnh vực nông - lâm nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đổi mới mạnh mẽ cả về tổ chức và hoạt động KH&CN. Tiếp tục áp dụng các quy định về cơ chế đặt hàng, cơ chế khoán chi đến sản phẩm cuối cùng thực hiện nhiệm vụ KH&CN và áp dụng cơ chế quỹ cấp phát kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Thay đổi phương thức cấp kinh phí thường xuyên cho các tổ chức KH&CN công lập theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 15/6/2021 của Chính phủ.

          2. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo trên các mặt hoạt động: tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, sở hữu trí tuệ; đánh giá, thẩm định, giám định công nghệ và hoạt động chuyển giao công nghệ; an toàn bức xạ và hạt nhân; thông tin và thống kê khoa học công nghệ; thanh tra khoa học công nghệ, Tham mưu tư vấn; đào tạo hợp tác quốc tế; hoạt động khoa học và công nghệ cấp huyện; hỗ trợ chuyển giao công nghệ là kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, cấp cơ sở khác…

          3. Các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Phát triển và xây dựng thương hiệu các sản phẩm đặc sản địa phương.

          4. Đẩy mạnh việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 tới cấp xã để đẩy mạnh công tác CCHC.

          5. Triển khai thực hiện Đề án tăng cường đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến 2030 theo Quyết định 996/QĐ-TTg; Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy suất nguồn gốc theo Quyết định 100/QĐ-TTg; Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định 1322/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

       6. Tiếp tục phát triển hệ thống doanh nghiệp KH&CN và mạng lưới các tổ chức dịch vụ KH&CN. Triển khai thực hiện đề án hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN.Triển khai các nội dung hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Sơn La. Nghiên cứu lộ trình xây dựng Trung tâm quốc gia nghiên cứu về khoa học công nghệ cao trong nông nghiệp. Triển khai thực hiện Kế hoạch Chiến lược phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Sơn La bám sát Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030.

          7. Tăng cường tiềm lực và đẩy mạnh hoạt động thông tin KH&CN, hoạt động ứng dụng tiến bộ KH&CN.

         8. Tiếp tục đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, tiềm lực cho các tổ chức KH&CN từ nguồn kinh phí đầu tư phát triển cho khoa học công nghệ và nguồn cân đối ngân sách của tỉnh.

          2. Yêu cầu

          Tiếp tục triển khai có hiệu quả Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030; Quyết định số 2667/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2025; Nghị quyết số 142/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Quyết định số 2556/QĐ-UBND ngày 08/12/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về quản lý, điều hành ngân sách địa phương năm 2023; Quyết định số 2566/QĐ-UBND ngày 08/12/2022 của UBND tỉnh về việc giao dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2023; Quyết định số 2567/QĐ-UBND ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh về giao kế hoạch phát triến kinh tế - xã hội năm 2023; Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 07/12/2022 của UBND tỉnh về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) năm 2023; Công văn số 3849/BKHCN-KHTC ngày 15/12/2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn nội dung Kế hoạch và dự toán chi ngân sách sự nghiệp KH&CN năm 2023 và các văn bản đã được Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh phê duyệt.

          II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

          1. Công tác tham mưu

          Tham mưu tổ chức các hội đồng tư vấn cấp bộ, tỉnh, cấp cơ sở đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ; các hội đồng đánh giá, tuyển chọn, nghiệm thu, tổng kết đối với các nhiệm vụ KH&CN; các hội đồng thẩm định công nghệ dự án đầu tư.

          Tổ chức các lớp tập huấn, Hội nghị, Hội thảo về lĩnh vực khoa học và công nghệ. Bồi dưỡng kiến thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; về Quản trị doanh nghiệp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp (STARTUP) trên địa bàn tỉnh...Tổ chức các hoạt động nhằm đẩy mạnh tinh thần "Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo" theo Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh.

Tổ chức các hoạt động Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam 18.5.

          2. Công tác quản lý nhiệm vụ khoa học

          Triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia và cấp tỉnh

          - Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với việc thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV của tỉnh. Trong đó tập trung nghiên cứu ứng dụng trong nông nghiệp như công nghệ cao, tuần hoàn, nông nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ số, để chọn tạo ra giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản mới có năng suất chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, hình thành chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm sản an toàn đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, chú trọng công nghệ trong bảo quản, chế biến nông sản. Nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn để có cơ sở khoa học phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế, xã hội.

          - Tập trung triển khai nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ đối với các vùng trọng điểm của tỉnh; tiếp tục triển khai Chương trình KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thông qua kết quả nghiên cứu các nhiệm vụ khoa học cấp quốc gia.

          - Hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tham gia thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng, đặc biệt là các nhiệm vụ KH&CN phục vụ các sản phẩm chủ lực theo chuỗi giá trị có tiềm năng suất khẩu. Nhân rộng các mô hình ứng dụng KH&CN tiên tiến vào sản xuất; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan, doanh nghiệp.

          - Thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với các nhiệm vụ KH&CN chuyển tiếp từ năm 2022 sang và nhiệm vụ được phê duyệt từ năm 2023.

          - Rà soát tài sản hình thành thông qua việc triển khai nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh giai đoạn 2015-2022.

          3. Hoạt động sở hữu trí tuệ, quản lý công nghệ, an toàn bức xạ

          Xây dựng dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định mức chi Giải thưởng khoa học và công nghệ tỉnh Sơn La; Xây dựng dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về chính sách hỗ trợ tổ chức, cá nhân đầu tư, đổi mới công nghệ trên địa bàn tỉnh Sơn La; Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 21/2020/QĐ-UBND ngày 07/5/2020 của UBND tỉnh về ban hành Quy định quản lý hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Sơn La sau khi Luật thi đua khen thưởng sửa đổi, bổ sung được ban hành.

          3.1. Hoạt động sở hữu trí tuệ

          - Triển khai các dự án xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh từ năm 2021, năm 2022 chuyển tiếp sang năm 2023;

          - Tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh dự án 04 dự án: Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh bao gồm: Gạo Phù Yên, rượu Hang Chú Bắc Yên, Thanh long Sơn La và dự án: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Sơn La” tại Trung Quốc cho sản phẩm Nhãn và sản phẩm Xoài của tỉnh Sơn La;

          - Tiếp tục phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) triển khai dự án cấp Quốc gia “Đăng ký bảo hộ, khai thác quyền sở hữu trí tuệ phục vụ việc quản lý và phát triển thương hiệu các sản phẩm dịch vụ du lịch lòng hồ Sông Đà của tỉnh Sơn La”.

          - Triển khai các hoạt động sáng kiến và xét đánh giá công nhận sáng kiến cấp tỉnh cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh năm 2023;

          - Phối hợp tổ chức tập huấn, trang bị kiến thức về quản lý sử dụng nhãn hiệu cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

          - Thực hiện kiểm tra việc sử dụng nhãn hiệu các sản phẩm đã được cấp văn bằng bảo hộ;

          - Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

          3.2. Hoạt động Quản lý công nghệ và doanh nghiệp KH&CN

          - Tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả pháp luật về Chuyển giao công nghệ, khoa học và công nghệ và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

          - Xây dựng và triển khai các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

          - Hỗ trợ phát triển mạng lưới các tổ chức dịch vụ KH&CN (Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 21/01/2021 của Tỉnh ủy Sơn La về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ giai đoạn 2021-2025).

          - Tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội, tổ chức và doanh nghiệp về đổi mới công nghệ; hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp nhận các quy trình công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, các sáng chế, giải pháp hữu ích phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị để áp dụng trong quá trình sản xuất (Quyết định số 118/QĐ-TTg ngày 25/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030).

          3.3. An toàn bức xạ và hạt nhân

          - Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ đối với các cơ sở sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế và các cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.

          - Thực hiện kiểm tra nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh.

          3.4. Nâng cao năng lực ĐMST, hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST

          - Triển khai có hiệu quả Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Sơn La đến năm 2025;

          - Hỗ trợ 02 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo tinh thần tại Nghị quyết số 143/2020/NQ-HĐND ngày 30/10/2020 Quy định nội dung và mức chi thực hiện Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh Sơn La.

          - Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về khởi nghiệp.

          4. Hoạt động quản lý khoa học và công nghệ cấp huyện

          - Triển khai nhiệm vụ về quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện, thành phố. Duy trì hoạt động hội đồng khoa học công nghệ cấp huyện, thành phố.

          - Kiểm tra nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ về quản lý khoa học và công nghệ cấp huyện do Trường nghiệp vụ quản lý khoa học và công nghệ tổ chức. Tổ chức lớp tập huấn về khoa học và công nghệ tại cấp huyện.

          5. Hoạt động thanh tra khoa học và công nghệ

          - Tham mưu, triển khai công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Kiểm tra, đánh giá nhằm ngăn chặn kịp thời các biểu hiện vi phạm các quy định của Luật Phòng chống tham nhũng, Luật THTK,CLP đối với các đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ.

          - Tham gia tập huấn nghiệp vụ thanh tra về KHCN.

          - Thanh tra đo lường, chất lượng, sở hữu công nghiệp; an toàn bức xạ; đề tài, dự án; thanh tra hành chính trên địa bàn huyện Mường La và huyện Quỳnh Nhai, Thành phố Sơn La; dự kiến triển khai 01 cuộc thanh tra đột xuất

          - Giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo theo thẩm quyền. Hướng dẫn các huyện, thành phố giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực khoa học và công nghệ; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thanh tra chuyên ngành việc thực hiện các chương trình, đề tài, dự án KH&CN sử dụng vốn NSNN.

          6. Hoạt động quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng

          - Đẩy mạnh tuyên truyền Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các văn bản có liên quan.

          - Thanh, kiểm tra nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng hàng hóa thuộc quyền quản lý tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn 11 huyện và thành phố. Kiểm tra theo yêu cầu của Bộ Khoa học và Công nghệ.

          - Kiểm tra, kiểm soát định kỳ, đề xuất các đơn vị mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi áp dụng và công bố phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 theo đúng các thủ tục hành chính do UBND tỉnh ban hành; Kiểm tra hoạt động tư vấn, xây dựng, áp dụng, chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) tại các cơ quan hành chính các cấp trên địa bàn tỉnh đáp ứng đúng yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015.

          - Xuất bản bản tin và tiếp tục duy trì và thực hiện nghĩa vụ Thông báo và Hỏi đáp về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại theo nghĩa vụ thành viên WTO.

          - Triển khai thực hiện Đề án tăng cường đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến 2030; Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy suất nguồn gốc; Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa.

          7. Hoạt động của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

          - Thực hiện các hoạt động sự nghiệp và dịch vụ kỹ thuật về tiêu chuẩn, đo lường, năng suất, chất lượng, sản phẩm, hàng hóa phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

          - Phân tích, thử nghiệm; kiểm định, hiệu chuẩn đối với các lĩnh vực, phạm vi được công nhận phục vụ hoạt động quản lý nhà nước, hoạt động sự nghiệp khoa học công nghệ và nhu cầu của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

          - Tư vấn xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, các doanh nghiệp trên địa bàn.

          8. Hoạt động Thông tin hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

          - Xây dựng cơ sở dữ liệu về KH&CN và cơ sở dữ liệu về ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La. Vận hành cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Sơn La.

          - Thông tin, tuyên truyền về KH&CN trên Đài PTTH tỉnh, Báo Sơn La, xuất bản Bản tin KH&CN và Trang thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ...; thu thập thông tin và tuyên truyền các kết quả đối với các nhiệm vụ KH&CN đã và đang triển khai thực hiện.

          - Thực hiện điều tra thống kê về KH&CN theo quy định.

          - Ứng dụng và phổ biến rộng rãi các tiến bộ KH&CN tiên tiến vào sản xuất và đời sống. Triển khai mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN tại Khu nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong nông lâm nghiệp tại huyện Mộc Châu.

          9. Công tác cải cách hành chính

          Tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác cải cách hành chính của Sở Khoa học và Công nghệ. Phối hợp tốt với Trung tâm hành chính công thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thuộc lĩnh vực KH&CN theo đúng quy định. Đơn giản hóa minh bạch quy trình và thủ tục, giảm thời gian và chi phí trong thực hiện thủ tục hành chính; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin và xây dựng Chính phủ điện tử thực hiện Nghị quyết 36a của Chính phủ.

          10. Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ

          Đề xuất triển khai thực hiện các dự án Đầu tư xây dựng công trình nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ về nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

          Đầu tư trang thiết bị kỹ thuật đảm bảo đáp ứng phục vụ công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.

          11. Đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, hợp tác quốc tế về Khoa học và Công nghệ

          Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý khoa học và công nghệ đối với cán bộ làm công tác quản lý khoa học và công nghệ;

          Tham gia các đoàn học tập, trao đổi kinh nghiệm quản lý về lĩnh vực KHCN do Bộ Khoa học và công nghệ tổ chức.

          12. Công tác kế hoạch, tài chính, tổ chức cán bộ và công tác khác

          - Thực hiện nghiêm các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị và của tỉnh về đổi mới, sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức. Siết chặt kỷ luật hành chính; Tiếp nhận, xử lý nhanh và công khai kết quả giải quyết phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.

          - Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, công tác thi đua khen thưởng, Xây dựng kế hoạch và quản lý ngân sách nhà nước...đảm bảo đúng quy định và theo các văn bản chỉ đạo của HĐND, UBND tỉnh; Triển khai tốt các nhiệm vụ được các cấp Bộ, ngành, Chính phủ, UBND tỉnh giao trong năm 2021.

          - Thực hiện quy hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN công lập thuộc thẩm quyền quản lý (sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050).

          - Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Thực hiện nghiêm Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

          - Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống tham nhũng, THTK, CLP; Triển khai thực hiện quy chế phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các tổ chức khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh;

          Tiếp tục quan tâm giúp đỡ xã vùng khó khăn theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

          - Tham mưu cho tập thể lãnh đạo sở chỉ đạo điều hành tốt việc triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động KHCN, đổi mới sáng tạo và tài chính ngân sách thuộc lĩnh vực được giao.

          - Phối hợp với các phòng chuyên môn, đơn vị thực hiện Nghị định số 70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước và Quyết định số 25/2021/QĐ-UBND ngày 04/10/2021 về việc phân cấp thẩm quyền xử lý tài sản trang bị đối với nhiệm vụ KH&CN do ngân sách nhà nước thuộc địa phương quản lý.

          - Phối hợp tốt với các phòng chuyên môn, đơn vị tham mưu cho Tập thể lãnh đạo Sở về Kế hoạch thanh tra năm 2023 của Thanh tra tỉnh về Thanh tra trách nhiệm của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ trong thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, việc quản lý, sử dụng ngân sách của Sở và các đơn vị trực thuộc; việc tham mưu, xử lý tài các tài sản sau khi hoàn thành nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Quyết định số 2442/QĐ-UBND ngày 18/11/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch công tác thanh tra năm 2023 của thanh tra tỉnh Sơn La.

          - Phối hợp tốt với các phòng chuyên môn, đơn vị tham mưu cho Tập thể lãnh đạo Sở rà soát công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 21/01/20021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025 và Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ cho việc kiểm tra của đoàn công tác của tỉnh kiểm tra Sở KH&CN năm 2023.

          III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

          1. Kịp thời tham mưu cho HĐND, UBND tỉnh ban hành các văn bản cụ thể hóa tại địa phương các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật khoa học và công nghệ.

          2. Tăng cường sự phối kết hợp trong triển khai nhiệm vụ về quản lý KHCN trên địa bàn tỉnh giữa các cấp, các ngành các đơn vị và giữa các phòng chuyên môn, các đơn vị trực thuộc.

          3. Nâng cao chất lượng hoạt động tham mưu tư vấn của Hội đồng khoa học tỉnh trong việc đề xuất định hướng nghiên cứu khoa học có trọng tâm, trọng điểm có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

          4. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các cơ chế, chính sách và các văn bản pháp luật về quản lý KH&CN. Xây dựng Kế hoạch hoạt động KH&CN, đổi mới sáng tạo và dự toán ngân sách phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

          5. Tăng cường công tác thông tin ứng dụng khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm đẩy mạnh việc tuyên truyền về khoa học và công nghệ tới đông đảo tầng lớp nhân dân.

          6. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt phương án tự chủ theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ.

          7. Triển khai thực hiện Đề án tăng cường đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến 2030; Quyết định số 100/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc; Quyết định số 36/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030; Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Sơn La.

 

 

KẾ HOẠCH, ĐỊNH HƯỚNG  CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG  KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2025

          I. MỤC TIÊU

          1. Từng bước hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách, pháp luật và tập trung nguồn lực để thực hiện nội dung đột phá chiến lược về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong trong Chương trình hành động cùa Chính phủ và Nghị quyết số 15-NQ/ĐH ngày 24/9/2020 Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025.

          2. Thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của các Trung tâm nghiên cứu và trường đại học, hoạt động đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản trị, ứng dụng và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp để góp phần vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

          3. Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng góp vai trò vào phát triển công nghiệp mũi nhọn, trọng tâm là công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, góp phần quan trọng vào cơ cấu lại nền kinh tế và nền công nghiệp theo hướng hiện đại.

          4. Phát triển đồng bộ, liên ngành, có trọng tâm, trọng điểm khoa học xã hội nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ; cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương chính sách phát triển đất nước, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; đóng góp vào chỉ số phát triển con người (HDI) duy trì trên 0,7.

          5. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) không ngừng được cải thiện, phấn đấu theo kịp chỉ số của quốc gia (thuộc nhóm 42 quốc gia hàng đầu thế giới).

          6. Duy trì mức chi của Nhà nước cho khoa học và công nghệ từ 2% trở lên trong tỷ lệ chi ngân sách nhà nước hàng năm. Đẩy mạnh việc huy động đa dạng các nguồn lực để đến 2025 đầu tư cho khoa học và công nghệ tỉnh đạt tối thiểu 1,2% GDP và tổng chi của tỉnh cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt trong khoảng từ 0,8% đến 1% , trong đó đóng góp của nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chiếm 60 - 65%.

          7. Tiếp tục đổi mới cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công lập, cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập, tiếp cận chuẩn mực quốc gia. Phấn đấu có từ 25 đến 30 tổ chức khoa học và công nghệ được xếp hạng quốc gia. Nhân lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (quy đổi toàn thời gian) đạt 10 người trên một vạn dân.

          8. Số doanh nghiệp đạt tiêu chí doanh nghiệp khoa học và công nghệ và số doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tăng tối thiểu 1,5 lần so với năm 2020; tỳ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo đạt trên 30%.

          9. Tập trung nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo từ các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; Tập trung xây dựng năng lực công nghệ cốt lõi thúc đẩy tiêu chuẩn, đo lường năng suất chất lượng và phát triển công nghệ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh. Chuyển đổi số các quy trình quản lý chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, sẵn sàng tiến tới quản lý, tác nghiệp 100% trên môi trường mạng.

          10. Số lượng công bố toàn tỉnh tăng trung bình 10%/năm. Số lượng đơn đăng ký sáng chế và văn bằng bảo hộ sáng chế tăng tối thiểu 12 - 14%/năm; số lượng đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng tăng tối thiểu 10 - 12%/năm, 8 - 10% trong số đó được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài; tỷ lệ sáng chế được khai thác thương mại đạt 6 - 8% số sáng chế được cấp bằng bảo hộ. Phát triển được hạ tầng chất lượng quốc gia (NQI) đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế mạnh mẽ về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, thuộc nhóm tỉnh đứng hàng đầu toàn quốc.

          II. PHƯƠNG HƯỚNG

          1. Tiếp tục thực hiện đổi mới cơ bản, toàn diện, đồng bộ về tổ chức, cơ chế tài chính, quản lý, cơ chế tự chủ của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập phù hợp với đặc thù cùa hoạt động khoa học và công nghệ; hoàn thiện cơ sở pháp lý quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tỉnh Sơn La với định hướng chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, bảo đảm nguyên tắc công khai minh bạch và côngbằng, kết hợp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thanh tra chuyên ngành.

          2. Tập trung nguồn lực đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ đồng thời chú trọng nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng để phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng bền vững, bảo đảm quốc phòng an ninh thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và phát triến kinh tế tuần hoàn. Chú trọng xây dựng và thúc đẩy các giải pháp thu hút nguồn lực xã hội đặc biệt là từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo tại doanh nghiệp. Phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo của tỉnh, trong đó lấy doanh nghiệp làm trung tâm, trung tâm nghiên cứu, trường đại học là chủ thể nghiên cứu mạnh.

          3. Tiếp tục thúc đẩy các giải pháp đồng bộ để phát triển thị trường khoa học và công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

          4. Tiếp cận, khai thác triệt để kết quả, thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, làm chủ và ứng dụng nhanh chóng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong nước và quốc tế.

          5. Tăng cường đẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế và truyền thông về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

          III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

          1. Tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ khoa học và công nghệ, và đổi mới sáng tạo trên cơ sở pháp lý và tập trung nguồn lực để thực hiện các nội dung chiến lược về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

          1.1. Nghiên cứu, rà soát đề xuất sửa đổi hoàn thiện hệ thống pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, các pháp luật liên quan để phù hợp với những yêu cầu mới đặt ra trong phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

          1.2. Nghiên cứu, rà soát đề xuất xây dựng cơ sở pháp lý triển khai các cơ chế thí điểm, thử nghiệm và đặc thù với các loại hình/mô hình kinh tế mới dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

          1.3. Nghiên cứu đề xuất đổi mới cơ chế, chính sách pháp luật về đầu tư, đầu tư công, mua sắm công, tài sản công, thuế để khuyến khích, phát triển hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thu hút các dự án đầu tư sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, có tác động lan tỏa đến doanh nghiệp trong tỉnh.

          1.4. Nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành hoàn thiện cơ sở pháp lý về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, sở hữu trí tuệ, bảo hộ và khai thác hiệu quả, hợp lý các tài sản trí tuệ và hạ tầng chất lượng quốc gia (NQI).

          1.5. Đề xuất sửa đổi, bổ sung đồng bộ các quy định về quản lý, triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp theo hướng công khai, minh bạch,

khách quan, phù hợp với tiêu chí kết quả đầu ra, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc chuyển giao, xử lý tài sản hình thành trong nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia đóng góp kinh phí cùng với ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; chuyển đổi số quy trình quản lý, cơ sở dữ liệu các nguồn lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; đổi mới cơ chế tài chính cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước theo hướng thông thoáng, tạo thuận lợi cho các nhà khoa học, đồng thời hướng đến sản phẩm cuối cùng, lấy kết quả nghiên cứu làm mục tiêu.

          1.6. Rà soát, thống nhất đề xuất việc hoạch định cơ chế, chính sách và định hướng chiến lược, quy hoạch, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, nhân lực thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo các cấp.

          1.7. Thực hiện cơ chế chính sách pháp luật về đánh giá khoa học và định giá công nghệ. Tăng cường phát triển hệ thống dự báo, đánh giá trình độ, năng lực công nghệ sản xuất, lộ trình đổi mới công nghệ cùa một số lĩnh vực ưu tiên và một số lĩnh vực gắn với sự đầu tư của doanh nghiệp có thế mạnh của tỉnh.

          1.8. Định kỳ thực hiện đo lường và đánh giá hiệu quả, kết quả hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của các tổ chức khoa học và công nghệ theo các chuẩn mực quốc gia và quốc tế.

          1.9. Tham mưu thực hiện tốt cơ chế, chính sách thu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cả trong và ngoài tỉnh; khuyến khích doanh nghiệp thành lập và tăng quy mô các Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, sử dụng hiệu quả Quỹ cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới và phát triển công nghệ; thúc đẩy hợp tác giữa các trung tâm nghiên cứu với trường đại học thông qua đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm nghiên cứu chung; khuyến khích hợp tác công - tư trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

          1.10. Thực hiện tốt cơ chế và đề xuất triển khai áp dụng khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trong một số dự án khoa học và công nghệ.

          Đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, ưu tiên nguồn lực để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh công nghệ mới là dộng lực chính của tăng trưởng kinh tế.

          2. Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện vai trò trung tâm trong điều phối, liên kết với các Sở, ban, ngành, đoàn thể và doanh nghiệp về hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ trực tiếp phát kinh tế - xã hội của tỉnh.

          2.1. Triển khai thực hiện quản lý thống nhất, tăng cường gắn kết giữa khoa học, công nghệ và đồi mới sáng tạo với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; phân bố nguồn lực phù hợp đê giài quyết những vấn đề có tính chất liên ngành, liên vùng, bảo đảm cho việc phát triên tiềm lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả.

          2.2. Phối hợp các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố để điều phối, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ và dổi mới sáng tạo của các tổ chức khoa học và công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế.

          2.3. Đẩy mạnh hoạt động đánh giá, định giá công nghệ, định giá tài sản trí tuệ; thẩm định, có ý kiến về công nghệ các dự án đầu tư theo hướng ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ khuyến khích chuyển giao, thân thiện môi trường; tăng cường, phối hợp quản lý hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.

          2.4. Rà soát, điều chỉnh, xây dựng cơ chế, chính sách mang tính đột phá nhằm đẩy mạnh hoạt động liên kết hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại các vùng kinh tế trọng điểm để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và vùng. Xây dựng và thực hiện đo lường đổi mới sáng tạo cấp địa phương.

          2.5. Tổ chức triển khai các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ quốc gia theo các định hướng phát triển nghiên cứu khoa học ưu tỉên; định hướng phát triển, ứng dụng công nghệ; định hướng hoạt động đổi mới sáng tạo.

          2.6. Bổ sung, nâng cấp cơ sở dữ liệu chuyên gia với yêu cầu đảm bảo về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác quản lý của ngành.

          3. Hoàn thiện hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia trong đó doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm, trung tâm nghiên cứu, trường đại học là các chủ thể nghiên cứu mạnh.

          3.1. Đối với doanh nghiệp.

          - Tăng cường tổ chức xây dựng, triển khai các cơ chế, chính sách, giải pháp để phát triền mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, tạo động lực đột phá cho đổi mới mô hình tăng trưởng.

          - Thúc đẩy việc xây dựng, liên kết và phát triển với các Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia và các mạng lưới đổi mới sáng tạo, mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo khác trong và ngoài nước.

          - Nghiên cứu đề xuất xây dựng chính sách, cơ chế thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp sáng tạo; xây dựng cơ chế hợp tác công - tư trong đầu tư mạo hiểm cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

          - Triển khai đồng bộ, tổng thể các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp thông qua các hoạt động hỗ trợ về đổi mới, làm chủ, chuyển giao, ứng dụng công nghệ, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng, khai thác các sáng chế, quyền sở hữu trí tuệ, thông tin về khoa học và công nghệ,...

          - Xây dựng các cơ chế, chính sách, giải pháp khuyến khích doanh nghiệp thành lập các trung tâm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại tỉnh. Hỗ trợ tăng cường liên kết giữa các loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khoa học và công nghệ trong tỉnh.

          3.2. Đối với các tổ chức khoa học và công nghệ, trung tâm nghiên cứu, trường đại học.

          - Nghiên cứu đề xuất xây dựng chính sách, giải pháp để các tổ chức khoa học và công nghệ trở thành hạt nhân nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Thực hiện vai trò đầu mối định hướng nội dung hoạt động khoa học và công nghệ, quản lý điều hành các chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; doanh nghiệp khởi nguồn công nghệ (Spin-off); phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan để xây dựng cơ chế khuyến khích các nghiên cứu viên tham gia hoạt động khoa học và công nghệ ở doanh nghiệp; triển khai chương trình, nhiệm vụ ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong tổ chức khoa học và công nghệ.

          - Xây dựng và triển khai quy hoạch hệ thống các tổ chức khoa học và công nghệ của Tỉnh và của Bộ Khoa học và Công nghệ để định hướng các nhiệm vụ đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng một phần kinh phí từ ngân sách nhà nước, tạo mối liên kết giữa các tổ chức khoa học và công nghệ và doanh nghiệp, củng cố hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ.

          - Rà soát, đánh giá để đề xuất sửa đổi, hoàn thiện cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công.

          3.3. Đối với nguồn nhân lực khoa học và công nghệ.

          - Xây dựng, triển khai cơ chế ưu tiên tăng cường tiềm lực, hỗ trợ cho các nhóm nghiên cứu mạnh tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.

          - Nuôi dưỡng, xây dựng và thực hiện chương trình phát hiện và bồi dưỡng các nhóm nghiên cứu trẻ tiềm năng.

          - Nghiên cứu đề xuất tháo gỡ các vướng mắc trong thực thi các chính sách đào tạo, thu hút tạo nguồn nghiên cứu viên khoa học và công nghệ từ sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.

          - Xây dựng và triển khai các chương trình khoa học và công nghệ cụ thể để thu hút và khai thác có hiệu quả các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh về tỉnh làm việc.

          - Đầu tư xây dựng đội ngũ nhà khoa học, từng bước nâng cao tiêu chuẩn tiệm cận với tiêu chuẩn ở các nước phát triển; cử cán bộ khoa học trong tỉnh học tập tại các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp ở trong nước và nước ngoài.

          - Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đảm bảo đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

          - Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí về đạo đức nghề nghiệp, về liêm chính học thuật trong nghiên cứu khoa học phù hợp thông lệ trong nước và quốc tế.

          - Xây dựng và phát huy các phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong các tầng lớp nhân dân, người lao động trong các lĩnh vực để xây dựng, phát huy nguồn nhân lực có khả năng nghiên cứu, cải tiến, sáng tạo từ thực tiễn lao động sản xuất.

          - Phối hợp cải cách đồng bộ chính sách tiền lương, thu nhập theo hướng dựa trên năng suất lao động và hiệu quả hoạt động.7

          3.4. Đối với hạ tầng cho khoa học và công nghệ.

          - Tiếp tục tăng cường đầu tư, hỗ trợ và khai thác có hiệu quả Khu nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ về nông lâm nghiệp tại huyện Mộc Châu.

          - Rà soát, đánh giá thực trạng, đề xuất định hướng và giải pháp phát triển và sử dụng hiệu quả hệ thống Phòng thí nghiệm trọng điểm của tỉnh.

          - Tổ chức triển khai Đề án “Phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia (NQI) theo hướng tập trung, thống nhất, đồng bộ và hội nhập quốc tế” của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

          - Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Phát triển Hệ tri thức Việt số hoá, hình thành hệ thống nền tảng với các chức năng và công cụ cho phép thu thập, xử lý và chia sẻ các dữ liệu dùng chung trong các lĩnh vực, góp phần phát triển công nghiệp nội dung số của Việt Nam, định hướng việc sử dụng tri thức của người dùng trên môi trường mạng.

          - Xây dựng, phát triển và hoàn thiện hạ tầng thông tin, thống kê khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ cho phép cập nhật, quản lý dữ liệu về các nguồn lực khoa học và công nghệ theo thời gian thực. Triển khai Đề án Phát triển nguồn tin khoa học và công nghệ phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tham mưu thực hiện tốt chỉ số hạ tầng chất lượng quốc gia (NQI) trong hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành khoa học và công nghệ.

          - Tiếp tục đầu tư phát triển các đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ thực hiện chức năng ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng và thông tin, thống kê khoa học và công nghệ.

          4. Tập trung xây dựng nâng cao năng lực công nghệ cốt lõi, thúc đẩy năng suất chất lượng, tận dụng cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ tư.

          - Triển khai hiệu quả, đồng bộ và có trọng điểm các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia theo nội dung tái cơ cấu các chương trình khoa

học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trong đó doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm, phục vụ hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và Chính phủ.

          - Tập trung phát triển nghiên cứu khoa học cơ bản, nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ lõi.

          - Tăng cường phát huy vai trò dự báo chiến lược về xu thế phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khoa học xã hội và nhân văn để có cơ sở khoa học phục vụ sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung nghiên cứu, phát triển và ứng dụng một số nhóm công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư dựa trên thực tiễn của tỉnh và toàn quốc. Xây dựng, tổ chức thực hiện một số chương trình, dự án khoa học và công nghệ quan trọng với sự tham gia của cả khu vực công và tư để tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội.8

          - Tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo đến năm 2030.

          - Nghiên cứu tham mưu đề xuất phát triển Khu nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ về nông lâm nghiệp tại huyện Mộc Châu. Tập trung hỗ trợ cho các hoạt động của trung tâm nghiên cứu và phát triển với các cơ chế chính sách ưu đãi, đặc biệt là phối hợp tốt với Viện VKIST và Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia để nghiên cứu khoa học, thử nghiệm và phát triển công nghệ tiên tiến.

          5. Thực hiện tốt cơ chế tài chính, phương thức quản lý tài chính các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp. Tham mưu thực hiện cơ chế quản lý tài chính hoạt động khoa học theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế để giảm bớt thủ tục hành chính.

          - Thực hiện cơ chế, hướng dẫn về hạch toán tài chính khi doanh nghiệp đầu tư vào khoa học và công nghệ; Nghiên cứu đề xuất sửa đổi cơ chế để khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ;

          - Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện các quy định về xây dựng dự toán, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí phù hợp với đặc thù cùa hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đề đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng; thực hiện quản lý tài chính nhiệm vụ theo cơ chế hậu kiểm, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc chuyển giao, xử lý tài sản hình thành từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước;

          - Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi nhằm đồng bộ các quy định của pháp luật về thuế và quy định pháp luật về khoa học và công nghệ để triển khai có hiệu quả các cơ chế ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp cho đầu tư nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ; đề xuất xây dựng cơ chế ưu đãi thuế thu nhập cá nhân cho các đối tượng hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

          - Nghiên cứu, đề xuất sửa đối các cơ chế, chính sách về mua sắm công để tạo động lực khuyến khích cho việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ là kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới, phát triển công nghệ của doanh nghiệp.

          - Tháo gỡ các vướng mắc, hạn chế các thủ tục hành chính trong vấn đề liên doanh, liên kết hợp tác nghiên cứu giữa tổ chức khoa học và công nghệ với các doanh nghiệp, vấn đề thương mại hóa các sản phẩm là kết quả nghiên cứu khoa học từ các nhiệm vụ khoa học công nghệ.

          6. Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

          - Bổ sung xây dựng cơ sở dữ liệu số về thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, hệ sinh thái khởi nghiệp đôi mới sáng tạo.9

          - Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ; cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Ưu tiên các doanh nghiệp sừ dụng công nghệ thân thiện môi trường.

          - Thực hiện tốt chính sách pháp luật ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, thuế đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

          - Nghiên cứu để có giải pháp phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ từ trường đại học, trung tâm nghiên cứu.

          - Hàng năm tổ chức Hội nghị về doanh nghiệp khoa học và công nghệ; lồng ghép, phối hợp với các sự kiện xúc tiến thương mại và đầu tư với xúc tiến thị trường khoa học và công nghệ; kết nối các sàn giao dịch công nghệ quốc gia tại các tỉnh, thành phố tạo thành mạng lưới thống nhất, toàn diện để hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động đổi mới công nghệ, thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

          - Thực thi hỗ trợ, phát triển và nâng cao năng lực hoạt động các tổ chức trung gian trong tư vấn chuyến giao công nghệ bao gồm: Đánh giá công nghệ, định giá công nghệ, tài sản trí tuệ, giám định công nghệ, tư vấn chuyển giao công nghệ, môi giới chuyển giao công nghệ, xúc tiến chuyền giao công nghệ.

          7. Sở hữu trí tuệ, Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, ứng dụng năng lượng nguyên tử và bảo đảm an toàn bức xạ.

          - Tập trung nguồn lực để triển khai có chất lượng và hiệu quả Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030.

          - Thúc đẩy triển khai Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 theo Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 3011/QĐ-UBND ngày 08/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt “Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2015 và đến năm 2030”.

          - Triển khai các giải pháp để đẩy mạnh công tác xử lý đơn đăng ký, xác lập quyền Sở hữu trí tuệ; nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tỉnh.

          - Tổ chức thực hiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng, thiết lập nền tảng tiêu chuẩn hóa cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh, đổi mới sáng tạo, hoạt động truy xuất nguồn gốc, quy trình truy xuất nguồn gốc; tập trung xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) cho các lĩnh vực trọng điểm, các nhóm sản phẩm có thế mạnh xuất khẩu.

          - Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động đa dạng các nguồn lực trong xã hội để đóng góp phát triển hoạt dộng tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng đánh giá sự phù hợp, mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa; triển khai công tác hỗ trợ doanh nghiệp tham gia thị trường khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ sản xuất các thiết bị khoa học công nghệ đo lường; tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế; thúc đẩy triển khai việc xây dựng và áp dụng Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp.

          - Rà soát, đánh giá hiệu quả của tỉnh so với toàn quốc về tiêu chuẩn, đo lường chất lượng, từ đó có giải pháp để tăng cường vai trò của khoa học công nghệ của tỉnh so với cả nước; Triển khai có hiệu quả nội dung liên quan đến các hiệp định thương mại tự do của nhà nước đã ký kết đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

          - Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử, bảo đảm an toàn bức xạ nhằm đẩy mạnh phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình.

          8. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ góp phần củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

          - Triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ nâng cao tiềm lực quốc phòng, an ninh, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; giữ vững an ninh quốc phòng. Hỗ trợ đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

          - Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo:

          + Đẩy mạnh hợp tác với các đối tác chiến lược thuộc quốc gia tiên tiến về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thông qua các kế hoạch hợp tác dài hạn; thúc đẩy sự tham gia hiệu quả vào các thiết chế đa phưong trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

          + Tăng cường triển khai các chương trình nghiên cứu hợp tác quốc tế, các nhiệm vụ hợp tác song phương với các tổ chức thuộc quốc gia tiên tiến đặc biệt với 09 tỉnh của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hướng tới giải quyết những vấn đề thực tiễn của tỉnh và trong nước. Khuyến khích các tổ chức khoa học và công nghệ hình thành quan hệ đối tác chiến lược trong nghiên cứu và phát triển công nghệ với các tồ chức khoa học và công nghệ của nước ngoài.

          + Thu hút chuyên gia, nhà khoa học ở ngoài tỉnh, nhằm góp phần thúc đẩy lưu chuyến tri thức và công nghệ từ ngoài tỉnh về Sơn La. Đẩy mạnh giao lưu, trao đổi học thuật, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học tại và khuyến khích tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học ở ngoài tỉnh; tăng cường hoạt động triển lãm, truyền bá các thành tựu khoa học và công nghệ mới, tiên tiến của Việt Nam và thế giới.

          - Mở rộng, phát huy, sử dụng hiệu quả hoạt động của mạng lưới đại diện khoa học và công nghệ của tỉnh với cả nước.

          9. Chuyển đổi số và hiện đại hoá hoạt động quản lý nhà nước, doanh nghiệp về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; tăng cường công tác truyền thông về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.11

          9.1. Chuyển đổi số và hiện đại hoá hoạt động quản lý nhà nước, doanh nghiệp về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

          - Số hóa hoạt động quản lý, điều hành hoạt động nghiên cứu khoa học để nắm chắc các nguồn lực khoa học và công nghệ trong phạm vi toàn tỉnh. Sử dụng công nghệ số để kết nối, hỗ trợ mạng lưới các nhà quản lý, nhà khoa học, tổ chức khoa học và công nghệ và doanh nghiệp trong toàn quốc.

          - Đẩy mạnh cải cách hành chính đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu của Chương trình tổng thể cải cách hành chính của Chính phủ giai đoạn 2021 - 2030. Rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính và điều kiện liên quan đến hoạt động khoa học và công nghệ trong việc đầu tư kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành; cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Triển khai áp dụng thí điểm các tiêu chuẩn mới trong lĩnh vực hành chính công, chú trọng việc áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 18091:2020 - Hệ thống quản lý chất lượng - Hướng dẫn áp dụng TCVN ISO 9001:2015 tại chính quyền địa phương.

          - Triển khai Đề án chuyển đổi số lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng phù hợp với Chương trình chuyển đổi số quốc gia và chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số.

          9.2. Tăng cường thông tin, truyền thông về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

          - Nghiên cứu đề xuất xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động truyền thông khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

          - Đổi mới phương thức và tăng cường truyền thông khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Xây dựng kế hoạch nhằm tăng tần suất truyền thông khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với nhiều hình thức trên các phương tiện truyền thông đại chúng; triển khai áp dụng một số loại hình truyền thông mới, hiện đại trên các nền tảng số; gắn kết hoạt động truyền thông với các sự kiện khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được tổ chức thường niên, định kỳ ở quy mô cấp tỉnh, cấp quốc gia; đẩy mạnh xuất bản, phát hành các ấn phẩm, sách chuyên đề, thông tin phồ biến kiến thức về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; từng bước đẩy mạnh truyền thông đế nâng cao vai trò, vị thế của tỉnh tại các diễn đàn, tổ chức trong nước và quốc tế trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

          - Hình thành và phát huy vai trò của mạng lưới cộng tác viên truyền thông khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phối hợp với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác truyền thông khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

          10. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát và thanh tra chuyên ngành việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn ngân sách nhà nước; xử lý vi phạm về đo lường đối với hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn phưong tiện đo, chuẩn đo lường; sử dụng phương tiện đo, phép đo, lượng hàng hóa đóng gói sẵn, trong đó chú trọng hình thức kiểm tra đặc thù về đo lường, chất lượng, đánh giá sự phù hợp, mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

 

 

KẾ HOẠCH, ĐỊNH HƯỚNG  CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG  KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2030

          I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

          1. Mục đích

          - Tổ chức triển khai Quyết định số 569/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La, nhằm nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các doanh nghiệp và người dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong sản xuất và đời sống.

          - Triển khai thực hiện các quan điểm, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh phù hợp với yêu cầu thực tiễn đề ra.

          2. Yêu cầu

          - Các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế và chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch và triển khai các nội dung, các bước đi phù hợp để triển khai Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La.

          - Tăng cường đầu tư các nguồn lực để phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Sơn La phục vụ đắc lực và có hiệu quả cao trong việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La đến năm 2030, tạo tiềm lực to lớn, bền vững ở giai đoạn phát triển tiếp theo.

          II. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI

MỚI SÁNG TẠO

          1. Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội, đóng vai trò đột phá chiến lược trong giai đoạn mới; là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả; là nhân tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh địa phương và doanh nghiệp; là nền tảng để thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh; góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân, phát triển bền vững, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

          2. Phát triển đồng bộ, liên ngành, có trọng tâm, trọng điểm giữa các lĩnh vực khoa học và công nghệ. Phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo trong tỉnh, trong đó lấy doanh nghiệp làm trung tâm, các tổ chức khoa học và công nghệ và trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh là chủ thể nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ, Nhà nước thực hiện định hướng, điều phối, kiến tạo môi trường thể chế, chính sách thuận lợi cho hoạt động hiệu quả của toàn hệ thống.

          3. Kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa phát triển năng lực nội sinh với tận dụng tối đa cơ hội, nguồn lực bên ngoài. Ưu tiên tiếp thu, tiếp nhận, làm chủ và ứng dụng nhanh chóng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới và trong nước, đặc biệt là chủ động, tích cực tiếp cận và khai thác triệt để những cơ hội và thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ thiết thực đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

          III. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

          1. Mục tiêu tổng quát

          Đến năm 2030, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được phát triển cơ bản vững chắc, thực sự trở thành động lực tăng trưởng, góp phần đưa Sơn La nằm trong nhóm các tỉnh phát triển của vùng Trung du và miền núi phía Bắc; góp phần phát triển toàn diện văn hóa, xã hội, con người, bảo đảm quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; tiềm lực, trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đạt mức trung bình khá của cả nước; trình độ, năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp đạt mức trên trung bình của cả nước; một số lĩnh vực khoa học và công nghệ đạt trình độ khá của cả nước.

          2. Mục tiêu cụ thể

          a) Nâng cao đóng góp của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng kinh tế thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của các viện nghiên cứu, trường đại học và tổ chức khoa học và công nghệ trong và ngoài tỉnh, hoạt động đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản trị, tổ chức trong doanh nghiệp. Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế ở mức 45 - 50% vào năm 2030.

          b) Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng phát triển công nghiệp mũi nhọn, trọng tâm là công nghiệp chế biến, chế tạo, góp phần quan trọng vào cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiện đại; tham gia tích cực, hiệu quả và tận dụng lợi thế thương mại, cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đến năm 2030, tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công

nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 30%.

          c) Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo góp phần quan trọng trong phát huy giá trị văn hóa, xây dựng con người Sơn La “thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”; cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách phát triển tỉnh.

          d) Đến năm 2025, đầu tư cho khoa học và công nghệ chiếm 0,6 - 0,8% tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2030, đầu tư cho khoa học và công nghệ chiếm 0,8 - 1% tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh.

          đ) Đến năm 2030, số doanh nghiệp đạt tiêu chí doanh nghiệp khoa học và công nghệ và số doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tăng hai lần so với năm 2020; tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo đạt 40% trong tổng số doanh nghiệp.

          e) Số đơn đăng ký và số văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được cấp đến năm 2030 tăng 2,5 lần so với giai đoạn 2010 - 2020.

          IV. ĐỊNH HƯỚNG CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

          1. Định hướng nhiệm vụ trọng tâm phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

          a) Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tập trung phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bao trùm, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

          - Thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, các ngành có năng suất và giá trị gia tăng cao nhờ ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại cùng với đẩy mạnh chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực; thúc đẩy phát triển các ngành chế biến chế tạo, một số ngành, lĩnh vực mũi nhọn dựa trên nền tảng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; từng bước giảm tỷ trọng các ngành có năng suất lao động giá trị gia tăng thấp, sử dụng công nghệ lạc hậu.

          - Tiếp thu, làm chủ, chuyển giao, ứng dụng rộng rãi công nghệ tiên tiến của thế giới nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và sức cạnh tranh của doanh nghiệp; chủ động xây dựng các giải pháp, công nghệ để phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, bảo vệ môi trường, ứng phó với các thách thức từ dịch bệnh và biến đổi khí hậu; nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng lưỡng dụng, tiến thẳng lên hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

          - Tăng cường tự chủ về công nghệ và tiến tới phát triển công nghệ mới của tỉnh Sơn La trong một số lĩnh vực trọng điểm, có thế mạnh, tiềm năng và còn dư địa lớn. Ứng dụng công nghệ vào phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, sản  phẩm chủ lực của địa phương, thực hiện chuyển đổi số doanh nghiệp.

          b) Đổi mới và hoàn thiện quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

          - Nghiên cứu, hoàn thiện, đồng bộ hóa các quy định pháp luật, chính sách liên quan đến khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo theo hướng tháo gỡ các nút thắt, rào cản, tạo thuận lợi tốt nhất cho phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Tăng cường các công cụ và chính sách đột phá nhằm khuyến khích và thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới và đổi mới sáng tạo để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

          - Hoàn thiện hệ thống đổi mới sáng tạo, mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tổ chức trung gian, tổ chức hỗ trợ thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

          - Nâng cao năng lực quản trị nhà nước đối với hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặc biệt là năng lực hoạch định, tổ chức thực hiện

chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh và hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

          c) Phát triển tiềm lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

          - Tiếp tục củng cố, đầu tư đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập hiện có trên địa bàn tỉnh theo hướng phù hợp với các định hướng ưu tiên về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, kinh tế - xã hội của tỉnh.

          - Tập trung hình thành nguồn nhân lực trong tỉnh và thu hút nguồn chuyên gia nước ngoài, chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia trong nước có trình độ và năng lực sáng tạo cao, phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa của tỉnh trong bối cảnh mới.

          - Nghiên cứu đầu tư và khai thác có hiệu quả các khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, phòng thí nghiệm gắn với các lĩnh vực nghiên cứu ưu tiên; phát triển và nâng cao chất

lượng của hệ thống thông tin khoa học và công nghệ theo hướng chuyển đổi số.

          d) Thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp và phát triển thị trường khoa học và công nghệ

          - Thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ, tăng dần tỷ trọng nguồn cung công nghệ, thiết bị trong nước, đẩy mạnh các hoạt động trung gian của thị trường khoa học và công nghệ, tiến tới đồng bộ hóa với các thị trường hàng hóa, lao động và tài chính.

          - Tập trung thúc đẩy việc chuyển giao, ứng dụng các công nghệ tiên tiến cùng với nâng cao năng lực hấp thụ và đổi mới công nghệ, năng lực quản trị doanh nghiệp, trình độ và kỹ năng nguồn nhân lực, triển khai chuyển đổi số, đổi mới quy trình sản xuất và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với quá trình đổi mới công nghệ.

          - Gia tăng số lượng, chất lượng và hiệu quả khai thác tài sản trí tuệ, chú trọng phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp cùng với việc tăng cường bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Xây dựng kịp thời tiêu chuẩn cơ sở đối với các ứng yêu cầu của thị trường, bảo đảm phát triển tài sản trí tuệ và tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa là công cụ hữu hiệu thúc đẩy đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ mới.

          2. Định hướng phát triển nghiên cứu khoa học

          a) Khoa học xã hội và nhân văn

          - Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; đổi mới quản lý Nhà nước, quản trị địa phương, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa phù hợp với tình hình mới trong từng giai đoạn phát triển mới của đất nước. Nghiên cứu đổi mới, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị; cải cách và tăng cường hiệu lực pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quốc phòng, an ninh.

          - Nghiên cứu xác định điều kiện, giải pháp, lộ trình đổi mới, chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế dựa vào khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, kinh tế số để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và của nền kinh tế.

          - Nghiên cứu đặc điểm hình thành, vận động và phát triển văn hóa, dân tộc, tôn giáo ở Sơn La và tác động của các xu thế mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế; xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo, văn hóa số, công nghiệp văn hóa phục vụ công cuộc phát triển của tỉnh; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; chú trọng các cộng đồng dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các nhóm yếu thế trong xã hội, vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để bảo đảm phát triển bao trùm, hài hòa giữa các cộng đồng dân cư.

          - Nghiên cứu giáo dục, đào tạo, hình thành con người Sơn La trong thời đại mới với tư cách là chủ thể xã hội, phát triển toàn diện, mang đậm tính nhân văn và các giá trị văn hóa tốt đẹp, có chuyên môn, kỹ năng, khả năng sáng tạo, đổi mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa theo hướng hiện đại trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

          - Nghiên cứu về chính sách đổi mới xanh, tập trung về các khía cạnh môi trường kết hợp với sinh thái, xã hội phù hợp với bối cảnh toàn cầu hóa.

          - Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm phát huy đầy đủ lợi thế, khắc phục tối đa các hạn chế của tỉnh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý đất đai, đầu tư, xây dựng, tài chính, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ,...đổi mới cơ chế, chính sách, cải cách hành chính, đổi mới cải cách tư pháp; tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật đến người dân.

          b) Khoa học tự nhiên

          - Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; nghiên cứu nhận dạng bản chất, nguyên nhân, tác động của thiên tai, tương tác giữa tự nhiên - con người - xã hội, quá trình biến đổi khí hậu ở Sơn La làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất và thực hiện các giải pháp hạn chế, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu.

          - Tập trung nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng nhằm tiếp thu, làm chủ công nghệ lõi, công nghệ nguồn để đưa vào ứng dụng nhanh, sáng tạo, có hiệu quả và phổ biến rộng rãi các công nghệ tiên tiến trong các hoạt động sản xuất, dịch vụ, kinh doanh, đời sống và quản lý xã hội nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, các ngành và nền kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

          3. Định hướng phát triển, ứng dụng công nghệ

          a) Công nghệ thông tin và truyền thông

          - Thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông, tập trung vào các công nghệ điện toán đám mây, Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, thực tế ảo, cùng với xây dựng và hình thành các cơ sở dữ liệu lớn để làm nòng cốt thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, tạo ra những sản phẩm, thiết bị và các tiện ích thông minh ứng dụng trong sản xuất, dịch vụ, kinh doanh, quản lý xã hội và đời sống. Nghiên cứu làm chủ lĩnh vực an toàn thông tin, an ninh mạng để bảo đảm an ninh, lợi ích của các tổ chức và người dân, ngăn chặn hiệu quả các cuộc tấn công trên không gian mạng.

          - Chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực làm chủ, hấp thụ, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tiến tới sáng tạo, tự chủ công nghệ thiết kế, chế tạo thiết bị cho mạng viễn thông, mạng di động, thiết bị đầu cuối 5G và thế hệ sau 5G.7

          b) Công nghệ sinh học

          - Trong chăm sóc sức khỏe, chẩn đoán và điều trị bệnh; nghiên cứu, phát triển nguồn thảo dược, sản xuất các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo

quy định về an toàn thực phẩm.

          - Trong nông nghiệp, tập trung vào công nghệ sinh học để tạo các giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cao, phù hợp với điều kiện sinh thái, biến đổi khí hậu ở Sơn La; công nghệ sinh học giúp kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi, thuốc sinh học phòng trừ sâu, bệnh, chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất phân bón chức năng, phân bón hữu cơ vi sinh.

          - Trong công nghiệp chế biến và bảo quản, tập trung vào nghiên cứu chế tạo các chế phẩm sinh học phục vụ chế biến thực phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng của nông sản hàng hóa, làm chủ quy trình công nghệ, chế tạo được các thiết bị đồng bộ trong công nghiệp sinh học.

          - Trong bảo vệ môi trường, tập trung vào tận thu, tái chế phụ phẩm, xử lý ô nhiễm môi trường bằng công nghệ sinh học; bảo tồn, lưu giữ và khai thác hợp lý nguồn gen quý hiếm; bảo vệ đa dạng sinh học.

          c) Công nghệ vật liệu mới

          Chuyển giao công nghệ, nghiên cứu chế tạo các vật liệu mới tiên tiến phục vụ công nghiệp và xây dựng như các vật liệu chức năng có cơ lý tính biến đổi, vật liệu polyme và composit tiên tiến, vật liệu kim loại và hợp kim tiên tiến;

          Vật liệu tái chế trong công tác sửa chữa, cải tạo, nâng cấp đường giao thông; các vật liệu tiên tiến phục vụ nông nghiệp như phân bón có kiểm soát, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, bao bì bảo quản thông minh; vật liệu phân hủy sinh học giảm thiểu ô nhiễm môi trường như vật liệu phân hủy sinh học thay thế nhựa plastic, màng phân hủy sinh học.

          d) Công nghệ chế tạo - tự động hóa

          Tiếp thu, làm chủ và phát triển công nghệ chế tạo - tự động hóa tiên tiến, thông minh bao gồm công nghệ thiết kế, chế tạo thiết bị, dây chuyền đồng bộ trong thủy điện, khai thác và chế biến khoáng sản; công nghệ chế tạo các hệ thống thiết bị tiết kiệm năng lượng; công nghệ in 3D; công nghệ tự động hóa đo lường và xử lý thông tin, điều khiển tự động các quá trình sản xuất.

          đ) Công nghệ trong phòng tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

          Nghiên cứu ứng dụng, làm chủ công nghệ trong dự báo tác động của biến đổi khí hậu lên hệ thống tự nhiên và xã hội, công nghệ về giảm phát thải khí nhà kính, công nghệ trong nhận dạng, dự báo, cảnh báo các loại hình thiên tai.8

          e) Công nghệ năng lượng

          - Nghiên cứu ứng dụng, làm chủ các công nghệ năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh, công nghệ tích trữ năng lượng tiên tiến, pin nhiên liệu.

          - Nghiên cứu các giải pháp bảo đảm an toàn bức xạ và an toàn hạt nhân, đặc biệt là trong y tế, nông nghiệp, công nghiệp và môi trường.

          g) Công nghệ môi trường

          Đẩy mạnh ứng dụng, làm chủ công nghệ sản xuất sạch, công nghệ thân thiện với môi trường, công nghệ xử lý nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, khí thải, công nghệ tái chế chất thải với tính năng, giá thành phù hợp với điều kiện của Sơn La. Phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại tái chế chất thải, sử dụng bền vững tài nguyên và phục hồi môi trường.

          h) Công nghệ xây dựng, giao thông và hạ tầng tiên tiến, thông minh

Nghiên cứu, tiếp thu, làm chủ kỹ thuật và các công nghệ tiên tiến trong thiết kế, xây dựng các công trình hạ tầng, giao thông, thủy lợi, đô thị thông minh.

          4. Định hướng hoạt động đổi mới sáng tạo

          a) Hoạt động đổi mới sáng tạo trong ngành nông nghiệp

          - Thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ chọn tạo giống, công nghệ chăm sóc, theo dõi theo các tiêu chuẩn an toàn, truy xuất nguồn gốc, công nghệ bảo quản, công nghệ chế biến; tập trung đầu tư vào những khu nông nghiệp công nghệ cao, những dự án quy mô lớn, triển khai các mô hình canh tác tiên tiến hiệu quả theo chuẩn thế giới; phát triển những kỹ thuật kinh doanh mới

vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nông, lâm, thủy sản.

          - Tập trung ứng dụng các công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa để xây dựng nền nông nghiệp thông minh, an toàn, tuần hoàn, hiệu quả và bền vững, phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới.

          - Hình thành các hệ thống đổi mới sáng tạo ngành nông nghiệp gắn với các mô hình kinh tế nông nghiệp, các chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị ngành hàng, sản phẩm có giá trị kinh tế cao,... góp phần tích cực vào gắn kết giữa phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân.

          b) Hoạt động đổi mới sáng tạo trong các ngành công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải

          - Thực hiện theo lộ trình của tỉnh và cấp có thẩm quyền trong việc phát triển hệ thống giao thông thông minh, tập trung vào các hệ thống giao thông đô thị, các tuyến quốc lộ; chuyển đổi các hạ tầng logistics phát triển các nền tảng kết nối giữa các chủ hàng, các nhà giao vận và khách hàng.

          - Thực hiện quá trình tái cơ cấu với định hướng lấy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là một trong những giải pháp có tính đột phá, đặc biệt trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp lớn đầu tư mạnh mẽ vào đổi mới, tiếp thu và làm chủ công nghệ, đặc biệt là các công nghệ sản xuất và chế tạo thông minh, đổi mới mô hình quản lý, kinh doanh, đổi mới sản phẩm, từ đó vừa dẫn dắt làm nòng cốt vừa liên kết, tạo lập mạng lưới, thúc đẩy đổi mới sáng tạo với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

          - Thúc đẩy rộng rãi các hoạt động đổi mới dây chuyền, thiết bị, máy móc, công nghệ, triển khai các hoạt động đào tạo về năng lực quản trị, khai thác công nghệ, cùng với áp dụng các mô hình kinh doanh mới, mô hình đổi mới sáng tạo đã thành công đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

          c) Hoạt động đổi mới sáng tạo trong các ngành dịch vụ

          - Triển khai ứng dụng rộng rãi và mạnh mẽ các nền tảng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các mô hình kinh doanh mới trong các hoạt động dịch vụ, kinh doanh, dịch vụ công. Xây dựng các tiêu chuẩn, khung pháp lý, cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các doanh nghiệp kinh doanh dựa trên nền tảng số, doanh nghiệp triển khai ứng dụng công nghệ và dịch vụ số.

          - Hỗ trợ đào tạo quản lý, quản trị công nghệ, cập nhật công nghệ mới, tư vấn lựa chọn công nghệ phù hợp, hỗ trợ đào tạo vận hành và áp dụng vào sản xuất kinh doanh. Hỗ trợ các doanh nghiệp kết nối, sử dụng chung hạ tầng và chia sẻ dữ liệu để tối ưu hóa mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ.

          V. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

          1. Đổi mới cơ chế hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

          a) Nghiên cứu tham mưu, đề xuất sửa đổi, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về khoa học và công nghệ, để phù hợp với những yêu cầu mới đặt ra trong phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy đổi mới sáng tạo gắn với khoa học và công nghệ.

          b) Nghiên cứu, đổi mới toàn diện hoạt động quản lý, triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp theo hướng công khai, minh bạch, khách quan, đơn giản hóa thủ tục hành chính; chuyển đổi số quy trình quản lý, cơ sở dữ liệu các nguồn lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đổi mới chế độ quản lý tài chính, thanh quyết toán, chấp nhận nguyên tắc rủi ro và có độ trễ trong hoạt động khoa học và công nghệ; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; rà soát, sửa đổi các quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo hướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc chuyển giao tài sản hình thành trong nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước.

          c) Tái cơ cấu các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo chuỗi giá trị của sản phẩm, tạo giá trị gia tăng. Tập trung phát triển sản phẩm địa phương dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao để hình thành các ngành nghề mới và các sản phẩm mới, giá trị gia tăng cao, nhất là lĩnh vực mà Sơn La có thế mạnh như nông nghiệp… Hình thành một số dự án, chương trình khoa học và công nghệ cấp tỉnh lớn trong một số lĩnh vực trọng điểm, có thế mạnh và có tiềm năng nhằm giải quyết những vấn đề đặc biệt quan trọng trong dài hạn để phát

triển địa phương.

          d) Thống nhất quản lý Nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới sáng tạo gắn với khoa học và công nghệ, nâng cao hiệu quả phối hợp đồng bộ trong xây dựng và thực thi các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; tinh gọn bộ máy, tập trung vào việc hoạch định cơ chế, chính sách và định hướng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ quản lý khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở các cấp.

          đ) Đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của các cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Nghiên cứu đưa các chỉ tiêu phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó có chỉ tiêu tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo vào nội dung chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển của địa phương.

          2. Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo của tỉnh

          a) Phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của tỉnh gắn chặt chẽ với của cả nước. Phát triển các hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ gắn với các chuỗi giá trị nội địa và toàn cầu, các cụm liên kết ngành; trong đó các doanh nghiệp có vai trò trung tâm dẫn dắt các hoạt động đổi mới sáng tạo, các cơ quan quản lý nhà nước có vai trò kiến tạo môi trường thể chế, chính sách thuận lợi, thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức hỗ trợ trong hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới sáng tạo.

          b) Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nghiên cứu tham mưu, đề xuất triển khai các dịch vụ đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp và đầu tư nhằm thúc đẩy việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Sơn La; đồng thời tăng cường liên kết các mạng lưới đổi mới sáng tạo, mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các trung tâm đổi mới sáng tạo, các trung tâm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong và ngoài tỉnh.

          c) Hoàn thiện hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và tăng cường đầu tư về nhân lực, tài chính, cơ sở hạ tầng cho đơn vị trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ để trở thành các đầu mối hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo tại địa phương.

          3. Thu hút, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

          a) Bảo đảm chi cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo từ 2% trở lên trong tổng chi ngân sách Nhà nước hằng năm và tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp khoa học và công nghệ. Đảm bảo các khoản chi đúng mục đích cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

          b) Nghiên cứu, rà soát tạo thuận lợi tối đa để khuyến khích các doanh nghiệp thành lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ, sử dụng hiệu quả kinh phí của quỹ đầu tư cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

          4. Phát triển các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp và các tổ chức khoa học và công nghệ khác trên địa bàn tỉnh trở thành các chủ thể nghiên cứu mạnh

          Tham mưu sửa đổi, hoàn thiện quy định pháp luật về cơ chế tự chủ của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Nghiên cứu giao kinh phí cho các tổ chức khoa học và công nghệ công lập dựa trên đánh giá định kỳ kết quả và hiệu quả hoạt động, gắn với thực hiện phương thức Nhà nước đặt hàng, đấu thầu thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ và cơ chế khoán kinh phí đến sản phẩm cuối cùng theo kết quả đầu ra; giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập trong xây dựng cơ cấu tổ chức, tuyển dụng, sử dụng nhân lực, sử dụng kinh phí, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

          5. Phát triển nguồn nhân lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo có trình độ và năng lực sáng tạo

          a) Chuẩn bị trước một bước nguồn nhân lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong tương lai. Tăng cường đào tạo kiến thức về khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực tin học, ngoại ngữ, rèn luyện năng lực thiết kế sáng tạo gắn với các dự án thực tế trong trường phổ thông, đặc biệt thông qua hình thức đào tạo STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) và STEAM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học).

          b) Đầu tư xây dựng đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao.

          Nghiên cứu, triển khai chính sách thu hút và giữ chân người tài, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia và cán bộ khoa học - công nghệ vững về chuyên môn, nghiệp vụ. Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ nhân lực. Công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phải gắn bó hữu cơ với chính sách tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ.

          c) Triển khai các giải pháp nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đáp ứng nhu cầu của khu vực doanh nghiệp. Đổi mới chương trình đào tạo cho đối tượng nhân lực khoa học và công nghệ trong các trường cao đẳng hướng tới đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Tạo kênh kết nối giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp để thống nhất nhu cầu về nhân lực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp. Thiết lập cơ chế khuyến khích doanh nghiệp thuộc nhóm ngành kỹ thuật và công nghệ tiếp nhận các sinh viên thực tập từ khu vực đại học, cao đẳng. Đa dạng hóa các hình thức và tài liệu đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp thông qua công nghệ số, mạng xã hội, các kênh truyền thông.

          d) Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực quản trị công nghệ và quản lý doanh nghiệp. Đẩy mạnh xã hội hóa và đa dạng hóa các chương trình đào tạo cho nhân lực quản trị công nghệ và quản lý cho doanh nghiệp ở các trình độ/cấp độ khác nhau. Đưa đào tạo kiến thức về quản lý và kinh tế, về đổi mới sáng tạo, về khởi nghiệp, về sở hữu trí tuệ, về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và năng suất chất lượng vào các chương trình đào tạo cao đẳng, đào tạo nghề.

          đ) Thúc đẩy thu hút và dịch chuyển nhân lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên cơ sở rà soát, sửa đổi các quy định nhằm khuyến khích chuyển dịch nhân lực hai chiều giữa khu vực công và tư; tháo gỡ các chính sách để tạo thuận lợi cho các giảng viên, cán bộ nghiên cứu thường xuyên tham gia vào hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại doanh nghiệp.

          6. Phát triển và khai thác có hiệu quả hạ tầng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

          a) Nghiên cứu phát triển các khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung. Tăng cường liên kết, phối hợp giữa khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với khu công nghệ thông tin tập trung và với các vườn ươm, khu làm việc chung, tổ chức thúc đẩy kinh doanh, phòng thí nghiệm trọng điểm, phòng thí nghiệm chuyên ngành, cũng như gắn kết với phát triển hạ tầng, hệ sinh thái sống.

          b) Tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực của hệ thống thông tin khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh. Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên cơ sở xây dựng và vận hành các nền tảng số kết nối, tăng cường liên kết hiệu quả giữa các địa phương, các cơ sở nghiên cứu.

          7. Thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp

          a) Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao khả năng tiếp cận thông tin công nghệ trong nước và quốc tế. Cung cấp các công cụ và dịch vụ phân tích thông tin sáng chế và dự báo xu hướng phát triển công nghệ để định hướng cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

          b) Kiến nghị rà soát, sửa đổi đồng bộ giữa các quy định của pháp luật về thuế, tài chính, tín dụng và quy định pháp luật về khoa học và công nghệ để triển khai có hiệu quả các cơ chế ưu đãi đối với doanh nghiệp cho đầu tư nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ. Rút ngắn thời gian khấu hao máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Nghiên cứu, xây dựng và thực hiện cơ chế ưu đãi thuế hàng năm cho doanh nghiệp theo doanh thu phát sinh thực tế từ các hoạt động trong danh mục hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

          c) Thúc đẩy hình thành và phát triển bộ phận nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong các doanh nghiệp; đẩy mạnh chuyển giao tri thức, đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thông qua doanh nghiệp cóvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

          d) Tập trung triển khai các giải pháp phát triển thị trường khoa học và công nghệ, các giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm của doanh nghiệp. Tiếp tục nâng cao môi trường cạnh tranh trong thương mại, nâng cao tiêu chuẩn đối với hàng hóa, dịch vụ lưu hành trong nước, hỗ trợ triển khai rộng rãi các công cụ và phương pháp quản lý tài sản trí tuệ, kịp thời triển khai các tiêu chuẩn mới ứng với công nghệ mới, đổi mới hoạt động hỗ trợ về hàng rào kỹ thuật (TBT) nhằm thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong sản xuất,

kinh doanh.

          đ) Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, triển khai các cơ chế, chính sách để phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và sử dụng các giải pháp công nghệ cao, công nghệ mới, chuyển đổi số của các doanh nghiệp trong nước thay cho nhập khẩu từ nước ngoài.

          e) Tăng cường hỗ trợ hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp nhằm thúcđẩy liên kết các hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giữa các doanh nghiệp. Xây dựng mạng lưới tư vấn viên tư vấn trực tiếp cho các doanh nghiệp về quản trị công nghệ và quản lý doanh nghiệp thông qua các hiệp hội.

          8. Đẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

          a) Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, mua bán, chuyển giao các sản phẩm khoa học và công nghệ, triển khai các mô hình, giải pháp đổi mới sáng tạo, bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ, đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa. Thúc đẩy nâng cao năng lực và chuyển giao công nghệ trong các thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên tham gia.

          b) Chủ động mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm học hỏi, chuyển giao các mô hình quản lý về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tiên tiến phục vụ nâng cao năng lực của bộ máy quản lý các cấp.

          9. Tăng cường các hoạt động tôn vinh, truyền thông, nâng cao nhận thức về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

          a) Nghiên cứu, hình thành các giải thưởng dành cho hoạt động đổi mới sáng tạo, cho doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo.

          b) Khuyến khích, hỗ trợ thanh, thiếu niên nâng cao hiểu biết về khoa học và công nghệ và định hướng nghề nghiệp vào lĩnh vực khoa học, kỹ thuật. Mở rộng, nâng cao chất lượng và tăng cường truyền thông, khuyến khích đầu tư xã hội cho các cuộc thi, sân chơi về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cho trẻ em, thanh thiếu niên.

          c) Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đa dạng hóa các loại hình truyền thông trên nền tảng số và mạng xã hội; đẩy mạnh hoạt động truyền thông về doanh nghiệp có doanh thu tạo ra từ sản xuất - kinh doanh hình thành từ kết quả hoạt động khoa học và công nghệ để nâng cao giá trị thương hiệu, tạo uy tín đối với người tiêu dùng, nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ và doanh nghiệp công nghệ cao. Đẩy mạnh truyền thông và hỗ trợ của nhà nước đối với các hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của người dân. Xây dựng các hình thức trưng bày khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ rộng rãi các đối tượng trong xã hội và nhân dân.

 

Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH SƠN LA
Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà 6T1, Trụ Sở HĐND-UBND tỉnh và một số sở, ngành, Khu Quảng trường Tây
Bắc, Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
Xây dựng và quản trị: Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Điện thoại: 02123.852.224 - Fax: 02123.852.791
Website: sokhoahoc.sonla.gov.vn
 Chung nhan Tin Nhiem Mang